Năng lượng sinh khối - Nguồn năng lượng sạch
Ðất nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai phì nhiêu… nên sinh khối phát triển rất nhanh. Do vậy, nguồn phụ phẩm từ nông, lâm nghiệp phong phú, liên tục gia tăng. Tuy nhiên, những nguồn phụ phẩm đó lại đang bị coi là rác thải tự nhiên, đang bị lãng phí, nguy hiểm hơn lại trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như tình trạng đốt rừng, rơm rạ, mùn cưa ở miền Bắc hoặc đổ trấu xuống sông, kênh rạch ở Ðồng bằng sông Cửu Long… năng lượng sinh khối nằm trong chu trình tuần hoàn ngắn, được các tổ chức về phát triển bền vững và môi trường khuyến khích sử dụng. Tận dụng được nguồn nhiên liệu này sẽ đồng thời cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế và đảm bảo bảo vệ môi trường.
Với chủ đề “Tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng sinh khối” phát trong chương trình “Phát triển Kinh tế Năng lượng” cùng với sự đồng hành của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL), Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) không chỉ mang lại nhiều thông tin hữu ích về năng lượng sinh khối, được ứng dụng cho sản xuất điện, khí sinh học, sinh khối viên sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu và nhiên liệu sinh học lỏng mà còn góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng thứ tư, chiếm tới 15% tổng năng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, năng lượng sinh khối thường là nguồn năng lượng lớn nhất, sẽ không phải là ngạc nhiên khi nói năng lượng sinh khối giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới cũng như ở Việt Nam. Tiềm năng về năng lượng sinh khối của Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Vấn đề lớn nhất hiện nay chính là việc đầu tư vào các nhà máy sinh khối yêu cầu hàm lượng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần có sự nghiên cứu, đầu tư chuyên sâu vào thực hiện dự án kết hợp các giải pháp đồng bộ của Chính phủ.
Mặc dù được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, lợi ích nhiều và hầu hết là vô hại nhưng năng lượng sinh khối vẫn tồn tại một số nhược điểm như phân bố không tập trung, nhiệt trị thấp, khối lượng riêng nhỏ nên rất phức tạp khi vận chuyển và chứa trữ. Ngược lại, giá thành cực kỳ rẻ, thích hợp nhất với quy mô hộ gia đình và các mô hình công nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, cùng với hoàn thiện công nghệ sử dụng nhiên liệu thì phát triển công nghệ phụ trợ như: tiền xử lý, đóng gói, chuyên chở… cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm khi phát triển năng lượng sinh khối.
Mời quý vị khán giả theo dõi các số tiếp theo của chương trình vào 8h10 thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần phát sóng trên kênh VTV2.
BSR vững nội lực, sẵn sàng ứng phó với biến động kinh doanh mới TTTĐ - Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) 6 tháng đầu năm cho thấy, công ty ... |
Người lao động BSR chung tay ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Ngãi TTTĐ - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Khuất Thị Lê, đại diện cho tập ... |
Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi 3.311 tỉ đồng TTTĐ - Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn ước đạt 3.311 tỷ đồng, ... |
Tổng Giám đốc BSR được giới thiệu tham gia Hội đồng thành viên PVN TTTĐ - Ông Bùi Minh Tiến - Tổng Giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được giới thiệu vào Hội đồng thành viên của ... |