Ngành Bảo vệ thực vật trước xu hướng sản xuất theo hướng bền vững với nông sản an toàn
Đặc biệt, ngành còn đóng góp quan trọng cho việc cải thiện rõ rệt công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Năm 2017, mặc dù Việt Nam là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu. sản xuất trồng trọt của Việt Nam vẫn đạt được thành công to lớn và mang lại giá trị cao cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đến nhiều nước trên thế giới đạt tổng giá trị trên 36 tỷ đô la Mỹ.
Bảo vệ thực vật là gì?
Bảo vệ thực vật là ngành học chuyên nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng… qua đó tổ chức xây dựng, điều hành mạng lưới bảo vệ thực vật các cấp, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cho đến việc thực hiện các thao tác bảo vệ cây trồng trên đồng ruộng. Từ đó, cải thiện thu nhập của nông dân, sản xuất những giống cây trồng bền vững và đảm bảo cân bằng sinh học.
Thông tin tuyển sinh ngành Bảo vệ thực vật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
Trước hiện trạng nền nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng chúng thiếu kiểm soát dẫn tới các tổn hại tới môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái nông nghiệp thì ngành Bảo vệ thực vật càng mang trọng trách to lớn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Sinh viên theo học ngành Bảo vệ thực vật sẽ được trang bị kiến thức tổng quát về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về dịch hại trên cây trồng (côn trùng, nhện hại, bệnh hại), các biện pháp phòng, quản lý dịch hại trên cây trồng.
Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng điều tra, chẩn đoán, thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến bảo vệ thực vật; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị cơ bản, hiện đại phục vụ hiệu quả nghiên cứu khoa học, quản lý, sản xuất và kinh doanh trong ngành bảo vệ thực vật; Kỹ năng thiết kế và thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng đạt được mục tiêu thuộc lĩnh vực bảo thực vật. Trong quá trình học, sinh viên có thể được lựa chọn để tham gia các khóa thực tập sinh nâng cao tay nghề tại các nước như Nhật Bản, Israel, UAE…
Cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở
Dựa theo số liệu thống kê của tạp chí Bảo vệ thực vật thì ngành này đang rơi vào trạng thái “cháy hàng đầu ra”, tức là nguồn nhân lực ngành Bảo vệ thực vật đang có dấu hiệu bị thiếu. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp Bảo vệ thực vật có cơ hội việc làm rộng mở và đảm nhận công việc ở nhiều vị trí khác nhau như:
Sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm của Học viện |
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về bảo vệ thực vật.
- Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật như: Công ty thuốc Bảo vệ thực vật Trung ương 1, Công ty thuốc khử trùng Trung ương, Công ty CP Nicotex, Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco, Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Bayer (Đức), Tập đoàn Sygenta (Hoa Kỳ), Tập đoàn DowAgro (Hoa Kỳ)…
- Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Ngành Bảo vệ thực vật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là trường đào tạo đa ngành, trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có đội ngũ giảng viên vững chuyên môn, giàu nhiệt huyết, hơn 80% giảng viên được đào tạo từ các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Bỉ, Hà Lan…
Một tiết học thực hành phân lập nấm hại cây trồng của sinh viên ngành Bảo vệ thực vật |
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Bảo vệ thực vật có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, tiếp cận với những kiến thức thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp bảo vệ thực vật, những tổ chức trong mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật các cấp, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp trong cả nước. Điều này mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp.
Ông Nguyễn Hồng Yến - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hòa Bình - Cựu sinh viên K34BVTV (áo xanh, ngoài cùng bên phải) hướng dẫn phòng trừ sâu keo mùa thu trên ngô tại Hòa Bình |
Nếu bạn yêu thích ngành Bảo vệ thực vật và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN02.
Thông tin liên hệ Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939. Website: https://www.vnua.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam - 65 năm xây dựng và trưởng thành TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là trường Đại học Nông Lâm được thành lập theo Nghị định số 53/NL-NĐ, ngày ... |
Nữ sinh quê xứ trà của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đam mê khoa học TTTĐ - Nguyệt Anh, sinh ra và lớn lên ở xứ trà Thái Nguyên, là sinh viên năm 3 Học viện Nông nghiệp Việt ... |
Ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi Diễn theo tiêu chuẩn VietGAP TTTĐ - Sáng ngày 2/12/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ và Số hóa ... |
Điểm sàn xét tuyển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cao nhất là 22 TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa công bố điểm sàn xét tuyển, theo đó mức điểm đầu vào cao nhất là ... |