Tag

Ngành bia, rượu và mối lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Kinh tế 12/06/2024 18:00
aa
TTTĐ - Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia theo lộ trình. Trong đó, mặt hàng bia có thể chịu thuế lên tới 100% vào năm 2030.

Thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia có thể tới 100% vào năm 2030

Trong tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.

Trong đó, đối với mặt hàng rượu, bia, quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Cụ thể, với rượu 20 độ trở lên, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1 tăng từ mức 65% của năm 2025 lên 70% năm 2026 và liên tiếp tăng thêm 5% mỗi năm lần lượt là 75%, 80%, 85%, 90% với các năm 2027, 2028, 2029 và 2030.

Còn phương án 2 là tăng từ 65% năm 2025 lên thẳng 80% năm 2026, sau đó tiếp tục tăng 5% mỗi năm lên mức cao nhất là 100% vào năm 2030. Bộ Tài chính nghiêng về phương án này.

Ngành bia, rượu và mối lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Ngành bia, rượu và mối lo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, đối với phương án 1, giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Đối với phương án 2, giá bán năm 2026 sẽ tăng 20% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Với rượu dưới 20 độ, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1 tăng từ mức thuế 35% hiện hành lên 40% năm 2026 và mỗi năm tăng 5% đến 60% năm 2030. Còn phương án 2 tăng từ mức 35% hiện hành lên 50% năm 2026, mỗi năm tăng thêm 5% và lên đến 70% vào năm 2030, Bộ Tài chính cũng nghiêng về phương án 2.

Đối với mặt hàng bia, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1 tăng từ mức 65% của năm 2025 lên 70% năm 2026 và liên tiếp tăng thêm 5% mỗi năm lần lượt là 75%, 80%, 85%, 90% với các năm 2027, 2028, 2029 và 2030.

Còn phương án 2 là tăng từ 65% năm 2025 lên thẳng 80% năm 2026, sau đó tiếp tục tăng 5% mỗi năm lên mức cao nhất là 100% vào năm 2030. Bộ Tài chính nghiêng về phương án này.

Đánh giá tác động của các phương án, Bộ Tài chính cho biết, đối với phương án 1, giá bán năm 2026 sẽ tăng 10% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Đối với phương án 2, giá bán năm 2026 sẽ tăng 20% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.

Doanh nghiệp ngành bia, rượu vẫn rất khó khăn

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu, bia do tác động giảm tiêu thụ.

Ngược lại, việc tăng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn (bia, rượu) sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này, từ đó hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân.

Doanh nghiệp ngành bia, rượu vẫn rất khó khăn
Doanh nghiệp ngành bia, rượu vẫn rất khó khăn

Trước đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia do lo ngại thiệt hại kinh tế đáng kể với ngành và thu ngân sách sụt giảm. Theo thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), năm 2023 doanh thu ngành bia giảm 11%, lợi nhuận cũng giảm tới 23% so với năm trước đó.

Các doanh nghiệp cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh giá bán chưa phải là công cụ hiệu quả giúp thay đổi thói quen tiêu dùng. Thay vào đó, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm phù hợp, mang lại lợi ích cho người dùng, nền kinh tế.

Để thích ứng với bối cảnh hiện tại, nhiều doanh nghiệp rượu, bia đã có sự chuyển dịch trong sản xuất, kinh doanh. Một số hãng nhanh nhạy đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình đồ uống có nồng độ cồn thấp, không cồn.

Bên cạnh đó, chiến lược về kênh phân phối, sản phẩm hoặc dịch vụ, định giá, chuỗi cung ứng và phân khúc khách hàng được xem là những chiến lược quan trọng nhất trong việc thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trong thời gian tới.

Theo các doanh nghiệp, việc đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giai đoạn này là chưa phù hợp bởi sẽ làm cho các doanh nghiệp thêm khó khăn, người tiêu dùng giảm mua, doanh thu sẽ tiếp tục giảm và việc nộp ngân sách sẽ giảm theo, người lao động mất việc làm...

Trong giai đoạn khó khăn này, Nhà nước nên có những chính sách tạo điều kiện hơn nữa để các doanh nghiệp phục hồi kinh tế, yên tâm sản xuất, kinh doanh, từ đó sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội.

Đọc thêm

Kết quả lấy ý kiến người dân về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Kết quả lấy ý kiến người dân về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Chung tay giải quyết việc làm cho người lao động Kinh tế

Chung tay giải quyết việc làm cho người lao động

TTTĐ - Với 41.282 chỉ tiêu tuyển dụng của 117 đơn vị tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc do Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức đã tạo ra cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn người dân.
Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng tham quan Công ty VJS Doanh nghiệp

Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng tham quan Công ty VJS

TTTĐ - Sáng 26/7, tập thể Thường trực, Ban chấp hành và hội viên Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng đã tham quan và tìm hiểu về quy trình sản xuất kết cấu thép tại Công ty Cổ phần Luyện Thép cao cấp Việt Nhật VJS (Lô CN3, Khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền, Thủy Nguyên, Hải Phòng)
Thuỷ Nguyên (Hải Phòng): Hotel Nam Sơn hoạt động khi chưa được cấp phép kinh doanh Doanh nghiệp

Thuỷ Nguyên (Hải Phòng): Hotel Nam Sơn hoạt động khi chưa được cấp phép kinh doanh

TTTĐ - Đội 3, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH), Công an thành phố Hải Phòng vừa phối hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện một cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ngang nhiên mở cửa đón khách thuê phòng khi chưa được cấp phép hoạt động.
Cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty Tân Đệ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Doanh nghiệp

Cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty Tân Đệ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong 2 ngày diễn ra Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ tổ chức theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ viếng và Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may Doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

TTTĐ - PVcomBank vừa triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may với mục tiêu đa dạng giải pháp tài chính, hỗ trợ các khách hàng tổ chức trong lĩnh vực may mặc, dệt may tối ưu nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Visa cảnh báo người dùng và doanh nghiệp thận trọng trước các rủi ro lừa đảo phổ biến khi thanh toán Thị trường - Tài chính

Visa cảnh báo người dùng và doanh nghiệp thận trọng trước các rủi ro lừa đảo phổ biến khi thanh toán

TTTĐ - Visa vừa công bố Báo cáo về Rủi ro thanh toán – được thực hiện định kỳ hai lần một năm – cho thấy hàng loạt rủi ro thanh toán phổ biến đang tác động tiêu cực đến người dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0 Doanh nghiệp

Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0

TTTĐ - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến viễn cảnh kinh doanh hoàn toàn mới. Với sự cải tiến vượt trội về công nghệ thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động, Big data, trí tuệ nhân tạo… các đơn vị kinh doanh, tiểu thương, nhà đầu tư được cung cấp thêm những công cụ giúp việc quản lý kinh doanh trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn.
NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu Doanh nghiệp

NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu

TTTĐ - Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) Kitao Yoshihisa đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Tiếp đà tăng trưởng, tổng tài sản của PGBank tiệm cận ngưỡng 60.000 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Tiếp đà tăng trưởng, tổng tài sản của PGBank tiệm cận ngưỡng 60.000 tỷ đồng

TTTĐ - Kết thúc nửa đầu năm 2024, tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, hoàn thành tương ứng gần 50% kế hoạch lợi nhuận đề ra tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên hồi tháng 4 vừa qua.
Xem thêm