Tag

Ngành du lịch hậu COVID-19 "khát" nhân lực

Lao động - Việc làm 09/11/2022 13:00
aa
TTTĐ - Năm 2022 với nhiều dấu hiệu tích cực trong việc khống chế dịch bệnh COVID-19 ở khắp các địa phương trên cả nước, lĩnh vực du lịch đã phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngành "công nghiệp không khói" này lại đang thiếu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hà Nội: Một trong những điểm đến được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất Hà Nội nằm trong top điểm đến được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất Hà Nội là điểm đến lý tưởng để du lịch một mình Hà Nội đón đoàn Famtrip quốc tế đầu tiên sau đại dịch COVID-19

"Thiếu hụt" nhân lực do ảnh hưởng đại dịch COVID-19

Năm 2019, Việt Nam có 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch tuy nhiên do ảnh hưởng dịch bệnh năm 2020, gần 80% nhân sự trong lĩnh vực này bị cắt giảm; năm 2021, chỉ có 25% trong số còn lại làm đủ thời gian.

Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cho biết, lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh. Trong 2 năm qua, những lĩnh vực này đã rất khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Hoạt động du lịch gần như tê liệt kéo theo nguồn nhân lực lớn bỏ việc, thiếu việc làm do các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa dừng hoạt động đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người học. Giờ đây các hoạt động trở lại thì lại phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, việc tuyển sinh, đào tạo trong lĩnh vực du lịch, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030.

Bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay ngành Du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người.

Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 - 1.050.000 buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1.300.000 - 1.450.000 buồng. Như vậy, năm 2025, cầu về lao động khối cơ sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022 - 2030, trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.

Về nguồn cung, bà Lan đánh giá, nhân lực du lịch hiện tại suy giảm cả số lượng và chất lượng so với thời điểm năm 2019. Lực lượng lao động trực tiếp khối cơ sở lưu trú du lịch hiện chưa đến 400.000 người, đáp ứng hơn 70% nhu cầu với công suất trung bình dưới 50%, định mức chưa tới 0,6 lao động/buồng. Tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn, định mức trung bình chỉ khoảng 0,4 lao động/buồng.

“Đặc biệt thiếu nhân sự vào thời điểm cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần. Cơ cấu nhân sự chưa đồng bộ, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, đặc biệt là quản trị cấp cao. Sự mất cân đối nhân lực theo vùng/miền khiến nhiều khu vực tăng trưởng nóng về khách du lịch nhưng chất lượng dịch vụ thấp hơn khu vực khác và không ổn định”, bà Lan nhìn nhận.

Tăng cả "lượng" và "chất"

Một khảo sát của Navigos Search – đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cũng cho thấy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đã quay lại tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao Tổng Giám đốc, Tổng Quản lý, các Trưởng Bộ phận trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng là các ứng viên người nước ngoài. Các dự án khách sạn nghỉ dưỡng hồi phục nên nhu cầu về nhân sự cấp cao ở các mảng xây dựng và vận hành cũng sẽ phát triển mạnh.

Do đó, hiện nguồn cung lao động du lịch chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt là các lao động có trình độ chuyên môn cao. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hằng năm, với định hướng phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn, cần đến 40.000 lao động có trình độ thì các trường đào tạo nghề, trường cao đẳng hiện nay cũng chỉ đáp ứng được khoảng 15.000, như vậy thiếu hụt rất lớn.

tiết học thực hành nghiệp vụ lễ tân
Tiết học thực hành nghiệp vụ lễ tân

Từ thực tế trên, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch cần có sự hợp tác đa phương về đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học chính quy với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp.

Cùng với đó, có chính sách ưu đãi về thuế trong tổng thể chiến lược để có gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, và có cơ chế hỗ trợ ngân sách giải ngân để Nhà nước đồng hành với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề và tái đào tạo kỹ năng của người lao động.

Đi cùng với tăng "lượng", nguồn nhân lực du lịch hiện nay cũng cần tăng cả về "chất". Các trường dạy nghề trong lĩnh vực này cần đẩy mạnh đào tạo về thực hiện nhiều hơn so với đào tạo tập trung vào lý thuyết như trước đây. Ngoại ngữ cũng là "điểm yếu" của ngành du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc.

Như vậy, từ thực tế cho thấy, tồn tại khoảng cách khá lớn giữa cung và cầu về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp và chất lượng cao, đặc biệt đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh trong điều kiện cạnh tranh khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng của ngành du lịch. Khoảng cách này không chỉ đơn thuần là số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng và bài toán năng suất lao động.

Với chủ trương phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề đáp ứng nguồn nhân lực du lịch để có thể đảm bảo về chất lượng và số lượng là chuyện cấp thiết và không hề đơn giản, đòi hỏi phải chỉnh sửa ngay những vấn đề bất cập trong quy mô đào tạo, sự liên kết giữa cung và cầu của nhà trường và các doanh nghiệp, cùng những chính sách và hành lang pháp lý tạo điều kiện để phát triển và nâng cao nguồn nhân lực du lịch cả về chất và lượng.

Đọc thêm

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm Kinh tế

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

TTTĐ - Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2025 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10/5 tại Trường THCS Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 88 nghìn lao động Kinh tế

4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 88 nghìn lao động

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Nhờ đó, đã có 31,5 nghìn lao động được giải quyết việc làm, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Đồng hành, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động Lao động - Việc làm

Đồng hành, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động

TTTĐ - Tháng 5 là tháng có ý nghĩa đặc biệt đối với cán bộ, đoàn viên, người lao động bởi có Ngày Quốc tế lao động 1/5. Đây là ngày hội của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới, khẳng định sứ mệnh lịch sử, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động Kinh tế

Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động

TTTĐ - Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cùng các cấp công đoàn đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Giải pháp hữu hiệu để phát triển thị trường lao động Lao động - Việc làm

Giải pháp hữu hiệu để phát triển thị trường lao động

TTTĐ - Sáng 27/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị của Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, Vệ sinh Lao động - Tháng Công nhân và Ngày hội tư vấn, giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025.
Đà Nẵng: Trao 34 “mái ấm công đoàn” cho người lao động Kinh tế

Đà Nẵng: Trao 34 “mái ấm công đoàn” cho người lao động

TTTĐ - Trong Tháng công nhân 2025, Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng trao 34 “Mái ấm Công đoàn” với tổng kinh phí hơn 1,22 tỷ đồng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Phát huy trí tuệ, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong đội ngũ công nhân, người lao động Lao động - Việc làm

Phát huy trí tuệ, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong đội ngũ công nhân, người lao động

TTTĐ - Tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 diễn ra ngày 26/4, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: Tháng 5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, khẳng định sứ mệnh lịch sử, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 Lao động - Việc làm

Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025

TTTĐ - Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương và Bộ Nội vụ tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phiên giao dịch việc làm Lao động - Việc làm

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phiên giao dịch việc làm

TTTĐ - Để có nguồn lao động, nhiều doanh nghiệp đã liên hệ với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tham gia các phiên giao dịch việc làm. Bởi vậy, thời gian này, các phiên giao dịch việc làm hằng ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, phiên giao dịch việc trực tuyến kết nối các tỉnh phía Bắc thu hút nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia.
Hà Nội chú trọng đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn Lao động - Việc làm

Hà Nội chú trọng đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 316-KH/TU về thực hiện Chỉ thị 37-CT/TƯ ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm