Ngày 12/5, Quốc hội bàn việc rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ khóa XV
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá Quốc hội thảo luận việc siết người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm |
Theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, sáng 12/5, bước sang tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; tờ trình về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026; tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trước đó, tại buổi họp báo về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, trả lời câu hỏi của phóng viên về đề nghị sửa Luật Bầu cử cũng như trình Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, xác định ngày bầu cử, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh việc này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đây cũng là vấn đề được đặt ra ở nhiều nhiệm kỳ trước.
![]() |
Quang cảnh kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV |
Theo bà Thủy, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thường kết thúc vào tháng 1, sau đó công tác bầu cử được tiến hành vào cuối tháng 5. Tức là theo thông lệ sẽ có 4 tháng tiến hành các công việc liên quan để bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước.
"Tuy nhiên, thời gian 4 tháng là khá dài. Thực hiện yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện sớm về mặt nhân sự cấp cao Nhà nước gắn với kiện toàn nhân sự trong Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và nhất trí báo cáo Quốc hội việc rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ HĐND các cấp, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND khóa tới có thể tiến hành sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc. Như thế thuận lợi hơn trong kiện toàn bộ máy và nhân sự Nhà nước", bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng thông tin thêm, Luật Bầu cử được nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước tiến hành bầu cử, rút ngắn thời gian thực hiện để công tác bầu cử khẩn trương, thuận lợi nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền công dân về bầu cử và ứng cử.
Tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV.
Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia (dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 15).
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự kiến Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là ngày Chủ nhật 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội. Vì vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa.
Về phương hướng, nhiệm vụ tổ chức và công tác chuẩn bị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần chung là như bầu cử nhiệm kỳ trước, tuy nhiên, có yêu cầu mới là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bầu cử, trong quản lý danh sách cử tri, niêm yết danh sách ứng cử viên và công bố kết quả bầu cử. Như hiện nay theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là phải đẩy mạnh "Bình dân học vụ số".
Về số lượng đại biểu Quốc hội và HĐND, theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, số lượng đại biểu Quốc hội, dự kiến số lượng là 500 đại biểu, trong đó tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 40%.
Về định hướng chung về cơ cấu, đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 10%; Đại biểu tái cử khoảng 30%; đại biểu nữ tỷ lệ ít nhất 35%, đại biểu là người dân tộc thiểu số ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội.
Số lượng đại biểu HĐND, căn cứ vào quy mô dân số từng đơn vị hành chính; thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
Trường hợp Chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì có 1 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp Chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động không chuyên trách thì có 2 Phó Chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.
Trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì Ban có 1 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; trường hợp Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm thì có 2 Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách.
Ở cấp xã (gồm xã, phường, đặc khu): Cơ cấu đại biểu chuyên trách ở HĐND dự kiến là 1 Phó Chủ tịch và 2 Phó Trưởng ban.
Về định hướng chung về cơ cấu đại biểu HĐND các cấp, đại biểu là người ngoài Đảng, phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 10% ở từng cấp; đại biểu trẻ tuổi (dưới 35 tuổi), phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 15%; đại biểu tái cử, phấn đấu đạt tỷ lệ không dưới 30%; bảo đảm ít nhất 35% người trong danh sách chính thức những người ứng cử là phụ nữ; bảo đảm tỷ lệ hợp lý là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm dân số của từng địa phương.
Về tiêu chuẩn đại biểu, cơ bản như kỳ bầu cử trước, tuy nhiên, có điểm mới là: ưu tiên người có trình độ về khoa học công nghệ; người được đào tạo cơ bản về pháp luật.
Tính đến tháng 3/2026 phải đủ tuổi trọn 1 nhiệm kỳ, Nam: tháng 3/1969, Nữ: tháng 9/1972 trở lại đây. Tái cử phải còn ít nhất 36 tháng, nam: Tháng 3/1967; nữ: Tháng 5/1971 trở lại đây (ĐBQH chuyên trách là Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội tháng 3/1969) trở lại đây.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh đặc biệt quán triệt yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa qua là phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác.
Về những yêu cầu đặt ra đối với công tác bầu cử, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử. Các Tỉnh ủy, Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, trực tiếp chỉ đạo từ cấp tỉnh xuống cấp xã.
Đồng thời lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; có giải pháp chỉ đạo bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đặc biệt coi trọng tới chất lượng đại biểu, đồng thời đảm bảo cơ cấu hợp lý.
Bên cạnh đó là phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HDND các cấp; chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về nội dung, yêu cầu, ý nghĩa của cuộc bầu cử; các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Tin liên quan
Đọc thêm

Bổ sung quy định chuyển tiếp các quy hoạch cấp huyện

Huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân

Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước

Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường

Trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc

Tạo dựng môi trường tác nghiệp hiện đại, lan tỏa thông tin chính xác

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá

Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf
