Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá
Tăng thuế thuốc lá liệu có giảm được tỷ lệ hút thuốc lá? Tăng mạnh thuế thuốc lá để giảm lượng người hút thuốc Khuyến nghị tăng thuế thuốc lá sẽ giảm người sử dụng? |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho biết như vậy tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm nay (9/5) về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
![]() |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí thảo luận tại hội trường Quốc hội |
Ông cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuế thuốc lá là biện pháp nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất để giảm tiêu thụ thuốc lá, từ đó giảm đáng kể về nạn bệnh tật, tử vong sớm do các bệnh liên quan đến tiêu thụ thuốc lá.
WHO cũng khuyến cáo thuế thuốc lá nên chiếm ít nhất 75% giá bán lẻ để đạt hiệu quả tối ưu trong việc giảm tiêu thụ các sản phẩm này. Bằng chứng từ nhiều quốc gia cho thấy, điều chỉnh tăng thuế thuốc lá là giải pháp mang lại lợi ích kép, vừa tăng thu, vừa bảo đảm sức khỏe nhân dân.
Nguồn thu ổn định từ thuế thuốc lá đảm bảo nguồn tài chính cho các chương trình y tế cộng đồng. Ví dụ, tại Philippines, sau khi tăng thuế thuốc lá mạnh năm 2012, tỉ lệ hút thuốc giảm từ 27% (năm 2009) xuống còn 19,5% (năm 2021), trong khi nguồn thu thuế thuốc lá tăng từ 680 triệu USD (năm 2012) lên 2,9 tỉ USD (năm 2022).
Ở Thái Lan, từ 1993 - 2017, tăng thuế thuốc lá 11 lần dẫn đến kết quả giảm tỉ lệ hút từ 32% xuống 19,1%, thu ngân sách tăng hơn 4 lần (500 triệu USD lên 2,3 tỉ USD).
Vậy, tăng thuế thuốc lá cao và tăng thường xuyên, được các quốc trên thế giới đánh giá là chính sách cùng thắng (win - win), thắng trong bảo vệ sức khỏe và thắng trong tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
So với các nước trong khu vực ASEAN thì Việt Nam ở mức thuế rất thấp, thuế tính trên giá bán lẻ thuốc lá thấp hơn nhiều quốc gia như: Thái Lan là 78,6%, Phillipines là 71,3% và Singapore là 67,5%. Điều này khiến giá thuốc lá tại Việt Nam vẫn thuộc hàng rẻ nhất Đông Nam Á.
Từ kinh nghiệm các nước, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét tăng ngay, tăng mạnh, tăng thường xuyên thuế thuốc lá. Cụ thể, theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt (Điều 8, Dự thảo).
"Cần điều chỉnh 1 số ý. Đây là 75% của giá bán lẻ. Ở Việt Nam đưa khái niệm giá xuất xưởng như vậy là không hợp lí vì WHO đề nghị 75% giá bán lẻ. Với mức thuế tuyệt đối, đồng ý lộ trình tăng từ 1.1.2027 - 1.1.2031 nhưng tôi xin đề nghị mức khác nhau. Cụ thể, là khởi đầu là 5 nghìn đồng/bao loại 20 điếu, vì có những nơi đóng 30 - 40 điếu. Lộ trình mỗi năm tăng 3 nghìn đồng, đến 2031 là 15 nghìn đồng/bao/20 điếu" - ông Trí đề xuất.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng nói thêm một số thông tin tiếp nhận từ Bộ Y tế. Việt Nam hiện có hơn 15 triệu người hút thuốc, nằm trong số 15 quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới. Ước tính mỗi năm có hơn 100 nghìn ca tử vong do các bệnh gây ra do hút thuốc lá chủ động và tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
Theo báo cáo nghiên cứu của Hội Kinh tế y tế năm 2022, chi phí y tế cho điều trị và mất sức lao động do bệnh tật và tử vong sớm liên quan đến sử dụng thuốc lá hàng năm ở Việt Nam ước tính lên tới 108 nghìn tỉ đồng (khoảng 4,5 tỉ USD), tương đương 1,14% GDP.
"Vì sinh mạng Nhân dân, mong ban soạn thảo quan tâm, tiếp thu", đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
