Tag

Người bị bệnh tim nên cẩn trọng khi dùng Sibutramine để giảm cân

Sức khỏe 01/11/2018 07:14
aa
TTTĐ - Một trong những cách giảm béo được sử dụng là loại thuốc chứa Sibutramine. Tuy nhiên tác động tiêu cực của chất này đối với người mắc bệnh tim, tiền sử bệnh tim lại vô cùng nghiêm trọng.

Người bị bệnh tim nên cẩn trọng khi dùng Sibutramine để giảm cân

Người mắc bệnh béo phì nên cẩn trọng khi lựa chọn phương pháp giảm cân

Bài liên quan

Cục ATTP yêu cầu truy tìm thực phẩm chức năng giảm béo chứa chất cấm Sibutramine

Tỉ lệ trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng và béo phì là… ngang nhau

Cứ 100 trẻ Việt Nam là có 5 trẻ bị béo phì

Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, tình trạng thiếu dinh dưỡng ngày một giảm đi thì ngược lại, tình trạng thừa dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Sự dư thừa cân nặng dẫn đến thừa cân, béo phì sẽ kéo theo sự gia tăng các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch, sỏi thận, xương khớp, một số bệnh ung thư…

Đặc biệt, người béo phì rất dễ mắc tình trạng mỡ bọc lấy tim, dẫn đến tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Một trong những cách giảm béo được sử dụng là loại thuốc chứa Sibutramine. Tuy nhiên tác động tiêu cực của chất này đối với người mắc bệnh tim, tiền sử bệnh tim lại vô cùng nghiêm trọng.

Sibutramine là một chất ức chế tái hấp thu norepinephrine và serotonin đã được phê duyệt nhằm giúp kiểm soát nặng ở những bệnh nhân không thể giảm cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Sibutramine gây ra cảm giác no từ đó giúp làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ nhưng vẫn làm tăng khả năng tiêu hao năng lượng.

Chất này không được chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, điều trị với sibutramine được khuyến cáo không quá 1 đến 2 năm ở những bệnh nhân đã giảm được 5% cân nặng. Tuy nhiên, sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim, hoặc cả hai, do tác dụng giao cảm của nó.

212345_A2

Thay vì dùng thuốc, người béo phì có thể chọn cách khác để giảm cân

Tháng 11/1997, Sibutramine đã được Cục Quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép. Kể từ đó, sibutramine đã được sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân khắp nơi trên thế giới để điều trị bệnh béo phì, cho thấy có hiệu quả tốt (thường bệnh nhân giảm được 3-6 kg cân nặng sau 3 tháng).

Tuy nhiên, đến ngày 21/1/2010, Ủy ban Dược phẩm dành cho người (CHMP) của Cơ quan quản lý Dược châu Âu (EMA) đã bỏ phiếu đề nghị tạm treo giấy phép lưu hành cho tất cả các loại dược phẩm giảm cân chứa chất sibutramine vì nhiều quan điểm trái chiều về chất này, tức là tạm thời ngừng bán tại châu Âu cho đến khi có các dữ liệu mới về an toàn và hiệu quả của thuốc. Đề nghị của CHMP căn cứ trên kết quả của nghiên cứu SCOUT thực hiện trên 9.805 bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì, có tuổi từ 55 trở lên.

Các bệnh nhân được điều trị bằng sibutramine trong 6 năm liên tục, không ngừng thuốc ngay cả khi đáp ứng giảm cân không tốt. Kết quả cho thấy sự gia tăng nguy cơ của các biến cố tim mạch so với nhóm giả dược (11,4% so với 10%), nhưng chỉ xảy ra ở các bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Thụy Điển liên quan tới các loại thuốc chống béo phì orlistat và sibutramine chỉ ra rằng 65% số người tham gia không tuân thủ các yêu cầu điều trị. Khoảng một nửa số bệnh nhân không được điều trị theo các chỉ định đã được phê duyệt và 1/4 số bệnh nhân được kê đơn sibutramine thuộc diện chống chỉ định đối với thuốc. Sai lệch so với các chỉ tiêu được đưa ra có thể mối nguy hiểm nghiêm trọng về sức khỏe.

Ngoài ra, Abbott - một trong những thương hiệu lớn mang tính ảnh hưởng toàn cầu về Y tế, Sức khỏe & Dinh dưỡng cho biết họ sẽ tuân thủ khuyến nghị Ủy ban các sản phẩm thuốc cho con người sử dụng (CHMP) và đình chỉ việc tiếp thị các loại thuốc Abbott có chứa sibutramine ở tất cả các nước thành viên Liên minh Châu Âu, cũng như Iceland và Na Uy, là một phần của Khu vực Kinh tế Châu Âu. Nhưng tổ chức này cho rằng, ngoài EU, sibutramine vẫn có sẵn và nên được sử dụng.. Abbott cho biết nghiên cứu SCOUT không làm thay đổi quan điểm của họ rằng sibutramine mang tới lợi ích nhiều hơn rủi ro khi được sử dụng một cách thích hợp.

Eugene Sun, Phó chủ tịch, nghiên cứu và phát triển dược phẩm toàn cầu, Abbott cho biết: "Chúng tôi tin rằng có nhiều bệnh nhân được hưởng lợi từ sibutramine.Tuy nhiên, chúng tôi sẽ hành động kịp thời để tuân thủ đề xuất của ủy ban".

Sibutramine được chấp thuận để điều trị bệnh nhân béo phì, không có tiền sử bệnh tim mạch và không thể giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Khoảng 10.000 bệnh nhân, nghiên cứu SCOUT sáu năm đã được yêu cầu bởi các cơ quan quản lý châu Âu nhưng phần lớn các bệnh nhân này có bệnh tim mạch và không đủ điều kiện để sử dụng sibutramine theo thông tin ghi nhãn và kê đơn hiện hành. Bệnh nhân có câu hỏi về việc sử dụng thuốc nên liên hệ với bác sĩ của họ.

Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO Sức khỏe

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.
Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ Tin Y tế

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi mắc sởi của trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin.
Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính Sức khỏe

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

TTTĐ - Tháng 4/2025, với chiến dịch "Share Care, Share Love", thương hiệu mẹ và bé AOI khơi gợi tinh thần sẻ chia trong mỗi gia đình, đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Xem thêm