Người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ các hoạt động văn hóa, du lịch tại Sơn Tây
Có hẹn với Sơn Tây dip nghỉ lễ 2/9 Nghệ sỹ Xuân Bắc "quẩy" tưng bừng tại “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” |
Kinh doanh khởi sắc
Thời gian vừa qua, thị xã Sơn Tây dần trở thành điểm đến quen thuộc với du khách của Hà Nội và các vùng lân cận vào mỗi dịp cuối tuần, dịp lễ Tết. "Nam châm" thu hút khách du lịch được cho là các hoạt động văn hóa, trải nghiệm, phố đi bộ quanh thành cổ cũng như các tour du lịch tâm linh.
Du khách có trải nghiêm đặc sắc khi đến với phố đi bộ Sơn Tây |
Bà Nguyễn Khánh Hoa (Tổng Giám đốc khách sạn Glory Resort) cho hay: "Những hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh, đặc biệt là sự ra mắt phố đi bộ có tác động tích cực đến hoạt động của Glory.
Lượng khách đặt phòng tại Glory tăng lên tương đối lớn vào các dịp cuối tuần, hoặc các ngày nghỉ lễ - trùng với thời điểm diễn ra các chương trình văn hóa, nghệ thuật của thị xã Sơn Tây.
Tôi cho rằng, hiệu quả như thế một phần do chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao của Glory; phần khác là nhờ sự quảng bá hình ảnh của Sơn Tây tới du khách".
Hoạt động kinh doanh của Glory Resort nhận được ảnh hưởng tích cực do các hoạt động văn hóa, du lịch của thị xã Sơn Tây |
Đối với nhà hàng Hoa Sữa, vị trí đắc địa tại cổng chào phố đi bộ Sơn Tây, thì đổi thay do hiệu ứng các chương trình nghệ thuật, văn hóa mà thị xã tổ chức càng thêm rõ nét.
Chị Ánh (quản lý nhà hàng Hoa Sữa) tỏ ra phấn khởi: "Trước đây, Hoa Sữa thường xuyên đông khách nhờ vào vị trí thuận lợi; Lượng khách ngày trước không thể so sánh với thời điểm này, khi mà phố đi bộ đi vào hoạt động và thị xã Sơn Tây tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Giải vật Phùng Hưng, đêm ca nhạc của ca sỹ Tuấn Hưng hay Lễ hội trăng rằm với sự xuất hiện của nghệ sỹ Xuân Bắc".
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, đa phần người dân Sơn Tây đều chia sẻ sự vui vẻ và tự hào khi thương hiệu của thị xã được nâng cao trong mắt khách du lịch. Đồng thời, nhiều mặt trong cuộc sống cũng được nâng cao do hiệu quả tích cực từ các hoạt động văn hóa, du lịch.
Xây dựng Sơn Tây thành trung tâm phát triển kinh tế du lịch phía Tây Hà Nội
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa - lịch sử và du lịch, nghỉ dưỡng.
Du lịch văn hóa được Sơn Tây xác định là ngành kinh tế chủ lực |
Được biết, Sơn Tây xác định lấy văn hóa để phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực; Coi văn hóa là nền tảng và tài nguyên để của thị xã, nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, lịch sử truyền thống và nguồn lực con người cho phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch địa phương.
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, thời gian qua, thị xã Sơn Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển đô thị bền vững gắn với phát triển du lịch.
Cụ thể, tuyến phố đi bộ Sơn Tây (hoạt động từ ngày 30/4 đến nay) đã mang lại những hiệu quả rõ nét. Lượng khách đến tuyến phố đi bộ ước đạt trên 20 vạn lượt (trung bình mỗi tối thu hút khoảng trên 1 vạn lượt khách. Cá biệt có những buổi tối tăng mạnh lên 2,5 - 3 vạn lượt khách).
Ngoài ra, tại đây đã có trên 180 buổi biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao tại 6 điểm sân khấu chính và các khu vực sân khấu xung quanh được tổ chức đa dạng theo từng chủ đề, phù hợp với nhiều đối tượng từ thanh thiếu nhi cho đến người cao tuổi…
Bừng sáng Sơn Tây |
Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thị xã đã triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để phát huy tiềm năng lợi thế văn hóa, lịch sử, quyết tâm xây dựng Sơn Tây thành một trung tâm phát triển kinh tế du lịch phía Tây Hà Nội.