Tag

Người mang Trung thu Hà Nội xưa về gần hơn với ngày nay

Văn hóa 21/09/2020 06:30
aa
TTTĐ - Đó là nhà nghiên cứu Trịnh Bách, người miệt mài tìm kiếm, khôi phục những mẫu đèn Trung thu xưa, những con giống bột màu gắn với tuổi thơ của biết bao người Hà Nội.
Những bài thuyết trình mâm cỗ Tết Trung thu ý nghĩa, dễ giành giải

Lật tìm trong dấu xưa

Trịnh Bách kể, sau khi về nước năm 1994, chứng kiến việc trẻ em cứ đến rằm tháng Tám lại chơi các đồ chơi Trung Quốc mà không hề biết đến những đèn lồng Trung thu cổ truyền độc đáo của nước mình, ông thấy thương các em, và tự thấy mình cần phải “làm cái gì đó”. Thế là ông cứ mày mò tìm trong ký ức, tìm sách vở tư liệu trong thư viện, “đào xới” trên internet để truy tìm những hình ảnh còn vương sót trong sách báo nước ngoài.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách và những mẫu đèn cổ khôi phục được
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách và những mẫu đèn cổ khôi phục được

Tới quãng năm 2007, sau hàng chục chuyến đi về các làng nghề, Trịnh Bách đến khu Phú Bình (Quận 11, TP Hồ Chí Minh) - vốn là chỗ vẫn sản xuất đèn Trung thu từ khi ông còn bé - để tìm nghệ nhân tâm huyết có tay nghề để phục hồi lại nghệ thuật quý báu này. May mắn, ông gặp được gia đình cụ quả phụ Nguyễn Trọng Văn ở đấy.

“Gia đình cụ Văn đã có truyền thống làm đèn Trung thu từ nhiều đời ở làng Báo Đáo (Nam Trực, Nam Định). Từ khi chuyển vào TP Hồ Chí Minh, họ vẫn tiếp tục giữ nghề, dù rằng có phải thay đổi một ít về hình thức của những chiếc đèn này. Người làm việc trực tiếp với tôi là các em Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Trọng Thành, con trai cụ Văn. Họ rất kiên nhẫn, sáng dạ và quan trọng nhất là cầu tiến, yêu nghề…”, ông Trịnh Bách nhớ lại.

Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, lồng đèn hình con thú có nguồn gốc từ thời Đường bên Trung Hoa. Khởi thủy chúng được làm với hình cá chép. Rồi sau đó còn có thỏ ngọc và cóc 3 chân, là những con vật sống với Hằng Nga trên cung Trăng… nhưng phong tục này đã mất ở Trung Quốc từ lâu. Trong khi đó, người Việt về sau còn tiếp tục tạo thêm đèn hình các con vật khác như gà, bướm, chuồn chuồn, ông sao, củ ấu...

Cái hay là ở chỗ đó, người Việt mình tiếp thu và sáng tạo thêm những thứ gắn với đời sống thường ngày, gần gũi với chúng ta để đưa vào những chiếc lồng đèn. Chính bởi vậy, lồng đèn dân gian của Việt Nam mang đặc trưng của văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng với những hình ảnh quen thuộc không thể trộn lẫn được.

Người mang Trung thu Hà Nội xưa về gần hơn với ngày nay

Ngày xưa ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu cho trẻ em nhưng nổi trội nhất phải kể đến làng Báo Đáp. Theo ông Trịnh Bách, đèn Trung thu của người làng Báo Đáp nổi tiếng đến nỗi nhiều bảo tàng bên Pháp hiện vẫn còn giữ được những cái đèn Trung thu rất đẹp, tinh xảo của họ làm từ những thập niên đầu thế kỷ XX.

Người Báo Đáp phần lớn dán đèn Trung thu bằng giấy nhiễu, hoặc có khi bằng vải. Đến những năm 1940 trở đi họ cũng đã bắt đầu dán đèn bằng giấy bóng kính. Khi vào Sài Gòn, họ đổi theo phong cách và thị hiếu của các nhà buôn Chợ Lớn mà đổi sang hoàn toàn dán đèn lồng bằng giấy bóng kính, thường là mầu đỏ. Theo phong cách của người Hoa Chợ Lớn, đèn nhiều khi còn được gắn thêm lông thỏ và mặt mài gắn kính.

Năm 2017, nhà nghiên cứu Trịnh Bách bắt đầu phục dựng lại đèn của phong cách Sài Gòn cũ mà ông vẫn được thấy và được chơi ở Sài Gòn khi còn nhỏ. Sau đó, từ ký ức của cụ Văn, ông cũng đã hồi phục được một số đèn theo phong cách Báo Đáp xưa, của những năm 1950, tiêu biểu như đèn Trung thu hình con cua mà lâu nay chỉ thấy trên bức ảnh tư liệu đen trắng. Chiếc đèn này đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội để phục vụ công chúng.

Nhuận sắc thêm cho những con giống bột màu

Qua nghiên cứu, ông Trịnh Bách khẳng định: Việt Nam là đất nước độc nhất có tục lệ nặn con giống bột làm đồ chơi trẻ em trong dịp Tết Trung thu. Tục nặn con giống bột có từ hàng trăm năm trước. Viện Viễn đông Bác Cổ hiện còn lưu giữ được ảnh những con giống bột được chụp từ đầu thế kỷ XX, với chú thích là “Đồ chơi bằng bột nhuộm màu của Tết Trung thu Hà Nội”.

Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, con giống bột Trung thu Hà Nội có ba xuất xứ là khu vực Đồng Xuân (các phố Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Mã…), Phố Khách (Hàng Buồm, Mã Mây…) và nhất là làng Xuân La, Phú Xuyên. Vì lý do lịch sử mà các con giống bột Hà Nội từ lâu nay hầu như đã bị thất truyền. Không ai còn biết đến chúng nữa. “Những năm 1995, 1996 tôi vẫn thấy một thiếu nữ bán con giống bột Trung thu ở chợ Trung thu phố Hàng Mã (Hà Nội). Sau đó không thấy nữa, vì nghe nói bà cụ làm con giống đã qua lớn tuổi không còn tiếp tục giữ nghề được nữa”, ông Trịnh Bách nói.

Con giống tò he, đặc trưng của Trung thu Hà Nội
Con giống tò he, đặc trưng của Trung thu Việt Nam

Từ những ký ức trung thu xưa kết hợp với việc xem, chụp ảnh những con giống bột màu đang được lưu giữ trong bảo tàng ở Châu Âu, Trịnh Bách lại tiếp tục hành trình đưa con giống bột màu trở lại với đời sống đương đại. Quãng năm 1998, trong một lần tìm kiếm, Trịnh Bách đã gặp được Đặng Văn Hậu - một thiếu niên nặn tò he ở Phú Xuyên (Hà Nội) rất khéo tay.

Lúc đó hỏi Hậu và ông ngoại về con giống bột Trung thu Hà Nội thì cả hai đều không biết. Lại mất tới hơn 10 năm nữa, năm 2017, khi ấy Đặng Văn Hậu may mắn được gặp bà Phạm Nguyệt Ánh ở Nhân Hòa, Hà Nội. Bà Nguyệt Ánh trước kia ở Đồng Xuân, là nghệ nhân cuối cùng của dòng giống bột Đồng Xuân còn sót lại hiện nay. “Với kiến thức của bà Nguyệt Ánh, tay nghề của Đặng Văn Hậu và ký ức của tôi, chúng tôi đã hồi phục lại được cả ba dòng con giống bột và con bánh chim cò nói trên”, ông Trịnh Bách kể.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho rằng, trong quá trình khôi phục lại những gì đã mất, khó nhất là tìm được nghệ nhân biết nghề, yêu nghề, và nhất là có lương tâm nghề nghiệp. Việc khó kế tiếp là phải tìm lại được công thức cho ra được nguyên liệu gốc. “Một cái khó nữa là chống chọi lại được trước sự ra đời của các “truyền thống giả”.

Trẻ em thích thú với những con tò he dịp trung thu
Trẻ em thích thú với những con tò he dịp Trung thu

Vì bao năm chiến tranh, thiếu thốn, nhiều ngành nghề đã bị mai một. Phần đông người ta đã không còn biết đến các ngành nghề này nữa. Lợi dụng điều không may này, nhiều người đã tự đặt ra những thứ “gọi là truyền thống” để trục lợi, đánh vào khát khao tìm về truyền thống của mọi người, nhất là giới trẻ hiện nay. Từ ẩm thực, văn chương, cho đến thủ công mỹ nghệ. Việc này có hại cho tương lai của nền văn hóa dân tộc”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách khẳng định.

Với những gì đã làm được trong hành trình khôi phục di sản cha ông để lại nhưng vì nhiều nguyên nhân, đến nay đã không còn nữa, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cho rằng: “Qua việc làm của mình, tôi không dám nhắn nhủ điều gì. Chỉ giản đơn là khôi phục lại được những gì đẹp đẽ của đất nước mà mình có thể. Để cho mọi người biết được sự quý báu và đẳng cấp của nền văn hóa Việt Nam.

Hiện nay ai cũng có mong ước hồi phục lại các di sản mà vì các lý do lịch sử đã bị mai một. Khi đã dấn thân vào thì phải làm việc một cách đứng đắn, bài bản với kiến thức vững vàng. Không được tùy tiện, ẩu tả để mọi người, nhất là thế giới, hiểu lầm về non nước mình. Đấy là điều sẽ mang tội với cha ông…”.

Các địa điểm hấp dẫn mùa Trung thu không thể bỏ qua Các địa điểm hấp dẫn mùa Trung thu không thể bỏ qua
Hà Nội: Phố Hàng Mã sáng rực trước rằm Trung thu Hà Nội: Phố Hàng Mã sáng rực trước rằm Trung thu
7 bước làm đèn lồng Trung thu bằng giấy đơn giản, đẹp lung linh 7 bước làm đèn lồng Trung thu bằng giấy đơn giản, đẹp lung linh

Đọc thêm

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng Văn hóa

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa tại TP Đà Nẵng là biểu tượng cho ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kho tàng tư liệu được số hóa là nền tảng pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Xem thêm