Nguy cơ nhiễm khuẩn HP, virus viêm gan.... từ việc nội soi tiêu hóa
Kiểm soát nhiễm khuẩn là vấn đề cần được quan tâm tại các cơ sở y tế.
Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo các phụ huynh phòng, chống dịch sởi cho con
Chàng trai 28 tuổi bị cắt cụt chi do tự ý điều trị vết xước ở chân
Thêm một bệnh nhân tiểu đường tử vong vì uống "tiểu đường hoàn"
Phẫu thuật thành công khối u trung thất xâm lấn tim phổi, đe dọa tính mạng
Tại khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai hiện có ba khu nội soi và một khu điều trị nội trú. Phòng nội soi duy trì 6-8 bác sĩ và 25 điều dưỡng. Năm 2018, khoa thực hiện 12.836 ca nội soi đại tràng và 52.299 ca nội soi dạ dày với trung bình thực hiện 400 ca nội soi/ngày.
“Với gần 400 ca nội soi/ngày, cho nên vai trò kiểm soát lây nhiễm khuẩn từ người này sang người khác trong nội soi là hết sức quan trọng vì khi số lượng bệnh nhân đông như vậy thì việc chúng ta khử khuẩn, tiệt khuẩn, từ máy đến dụng cụ rất quan trọng. Cũng có thể do máy móc không đủ vì số lượng bệnh nhân quá đông, khi đó việc kiểm soát nhiễm khuẩn trở thành rất khó khăn, chính vì vậy chúng ta phải có chuyên đề để thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn một cách tốt nhất ”- TS. Khanh nói.
Theo TS. Khanh, việc kiểm soát nhiễm khuẩn không tốt gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn từ người này sang người khác. Với nội soi đường tiêu hoá trên, người bệnh có khả năng nhiễm vi khuẩn HP; chụp mật tuỵ ngược dòng có nguy cơ nhiễm HP, virus viêm gan; với tiêu hóa đường dưới có trường hợp bị lây thương hàn...
TS.BS Trương Anh Thư – Phó Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai cho biết, dụng cụ nội soi được sử dụng phổ biến tại các khoa tiêu hoá và là dụng cụ có cấu hình phức tạp, ô nhiễm nhiều dịch cơ thể sau sử dụng, khó làm sạch.
Đây là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh dễ dàng nhân lên, tạo màng sinh học cản trở hoá chất và các tác nhân khử khuẩn/tiệt khuẩn phát huy tác dụng nên để đạt hiệu quả tối ưu trong khử khuẩn/tiệt khuẩn dụng cụ nội soi cần có sự kết hợp thực hành an toàn, xây dựng văn hóa an toàn người bệnh và lựa chọn hoá chất, thiết bị khử khuẩn/tiệt khuẩn phù hợp.
Có thực tế tồn tại nữa là khu vực khử khuẩn chưa tách biệt với phòng nội soi và cũng chưa có sự tách biệt phòng nội soi đường tiêu hóa trên – tiêu hóa dưới… Đặc biệt, số lượng dây nội soi và máy rửa tự động hạn chế, vẫn phụ thuộc vào phương pháp rửa thủ công.
Để giảm thiểu nhiễm khuẩn từ nội soi tiêu hóa, các chuyên gia đề xuất, ngoài việc cần được đào tạo kiến thức và có quản lý, giám sát nhiễm khuẩn, việc quan trọng là cần ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý dược, vật tư tiêu hóa…. Đặc biệt, dụng cụ tái sử dụng phải bảo đảm cơ số đủ để tuân thủ quy trình khử khuẩn.
Mới đây, FDA khuyến cáo tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao 2 lần dụng cụ nội soi tá tràng, ERCP. Do vậy, cần ưu tiên việc bổ sung thiết bị đánh giá chất lượng làm sạch dụng cụ, sử dụng hoá chất/thiết bị có thời gian khử khuẩn/tiệt khuẩn ngắn giúp tăng tốc độ quay vòng dụng cụ....