Nhạc sĩ Ngọc Khuê và những tác phẩm viết về 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Chương trình nghệ thuật Xiếc tạp kỹ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” |
Ca ngợi những người anh hùng
Trong dịp kỷ niệm 50 Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không này, thì có lẽ là cũng rất nhiều người sáng tác trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật. Riêng nhạc sĩ Ngọc Khuê thì ông chọn hình thức gián tiếp.
Đó là ông đã khéo léo “mượn” lời một sĩ quan trẻ, một người đại diện cho thế hệ trẻ ngày nay nghĩ về quá khứ oanh liệt của ông cha để tiếp bước thế hệ trước bảo vệ và xây đây là một cái ca khúc mà có thể nói rằng là nó là một câu chuyện, câu chuyện ấy là của một người sĩ quan trẻ hoặc là của một chiến sĩ trẻ viết về người ông của mình.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê |
“Trong chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, người ông đó là sĩ quan chỉ huy tên lửa và trực tiếp chỉ huy đoàn tên lửa của mình bắn hạ máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Tôi không hẳn là viết về một người cụ thể nhưng tất cả câu chuyện trong ca khúc này, thì nó lại là những câu chuyện thật.
Đó là gì, đó là người ông đã chỉ huy trận địa tên lửa vạch nhiễu tìm thù để cho bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Người mẹ của chiến sĩ này được sinh ra trong chính những ngày bom rơi đạn lửa đó và để đến hôm nay anh đã trưởng thành, thành một người sĩ quan trẻ, tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng QĐND Việt Nam ta và đồng thời tiếp bước tấm gương của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết.
Ca khúc “Ông tôi là một người Anh hùng” của nhạc sĩ Ngọc Khuê bắt đầu bằng những ca từ đầy day dứt, khắc khoải: “Ngày tháng như thoi đưa, đã nửa thế kỷ/Để cho tôi hôm nay bâng khuâng nhớ về/Ngày ấy ông của tôi đang chỉ huy trận địa tên lửa/Bà đã sinh ra mẹ tôi giữa đêm tháng Chạp…”.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê từng là người lính phòng không - không quân |
Khi mà viết về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của Hà Nội, Ngọc Khuê phải nghĩ ngay đến những người anh hùng đã trực tiếp cùng với quân dân ta làm nên chiến công oanh liệt ấy. Đó là những người anh hùng không quân trực tiếp lái máy bay như anh hùng Phạm Tuân, tiêu diệt B52 như anh hùng Vũ Xuân Thiều đã dũng cảm đâm thẳng vào máy bay B52 của Mỹ để hạ máy bay B52 của Mỹ.
Rồi đến anh hùng tên lửa, đó là Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Phiệt. Khi ấy, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Thủ đô Hà Nội năm 1972.
Tất cả những sĩ quan tên lửa của thời kỳ đó rất sáng tạo, và cái sáng tạo mà nổi trội nhất người ta gọi là vạch nhiễu tìm thù đấy. Tức là B52 cũng như rất nhiều những cái máy bay của Mỹ khi bay vào miền Bắc đã làm nhiễu sóng rất lớn, cho nên làm thế nào mình vạch được cái nhiễu đó mà tìm được B52 để mà diệt thì cái đó chính là chiến công lừng lẫy của quân đội ta.
“Tôi tổng hợp tất cả hình ảnh những người anh hùng vào để gom thành một câu chuyện cho mọi người đều có thể nhận biết được, cảm thụ được cái thời khắc của Hà Nội lúc bấy giờ”, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết thêm.
Yêu Hà Nội qua từng tác phẩm
Bài hát ra đời đúng dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không nên giai điệu rất hùng tráng. Giải thích về điều này, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho biết: “Khi viết về một người anh hùng, một chiến dịch lịch sử oanh liệt như vậy thì không thể dùng âm điệu nhẹ nhàng, thoải mái du dương được mà phải khắc họa được không khí hào hùng, khẩn trương và vô cùng anh dung của quân và dân ta khi đó.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê bên cầu Hàm Rồng năm 1969 |
Trách nhiệm của những người trải qua thời hoa lửa như chúng tôi là phải viết, phải kể lại làm sao cho thế hệ trẻ hình dung lại cả một giai đoạn oanh liệt đó của Hà Nội, của dân tộc mình”.
Là người rất yêu và viết nhiều về Hà Nội, đặc biệt với sáng tác “Mùa xuân làng lúa làng hoa” mượt mà sâu lắng đã đi vào lòng người bao năm qua, nhạc sĩ Ngọc Khuê càng thấu hiểu chất liệu nào để viết nên những tác phẩm có sức lay động lòng người.
Chọn góc độ người trẻ nhìn về thế hệ trước, Ngọc Khuê đã khắc họa được một thời hoa lửa của cha ông, đồng thời nói lên sự ngưỡng mộ, tự hào và biết ơn của lớp trẻ ngày nay với công lao thế hệ đã dùng xương máu để xây nên hòa bình cho chúng ta ngày nay.
Trong trận Điện Biên Phủ trên không, nhạc sĩ Ngọc Khuê không trực tiếp chiến đấu ở Hà Nội mà ở Thanh Hóa, cùng với đồng đội của mình tìm diệt Mỹ trên trận địa cầu Hàm Rồng. Ông vẫn nhớ như in, đúng vào ngày 27 tháng 12 năm 1972 ông được kết nạp Đảng ngay tại trận địa cầu Hàm Rồng, cũng có nghĩa là năm nay ông tròn 50 năm tuổi Đảng.
Vào năm 1972 ấy, cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, Hà Nội cũng như rất nhiều địa phương khác, B52 rải bom rất ác liệt, có rất nhiều điểm đã bị bom B52 tàn phá. Là một người lính phòng không - không quân và là một nhạc sĩ, với Ngọc Khuê, sáng tác về đề tài này như là một phần trách nhiệm của bản thân để kể về những ngày gian khổ, hào hùng mà mình và đồng đội đã trải qua.
Trên cảm hứng của 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, ông còn viết bài thơ “Dấu ấn Hà Nội 1972”. Nhạc sĩ Đoàn Nguyên Hiếu rất yêu thích tác phẩm này và phổ nhạc thành bài hát “Hà Nội mùa đông năm ấy”. Tác phẩm vừa khắc họa lại khí thế của một thời “đất rung ngói tan gạch nát” nhưng cũng nên một Hà Nội lãng mạn, hào hoa khi nhìn bức ảnh cô gái tưới hoa bên xác B52 trên hồ Hữu Tiệp để hồi tưởng, nhớ về chiến thắng oai hùng 50 năm trước.
Bên xác máy bay rơi nơi hồ Hữu Tiệp, cô gái làng Ngọc Hà vẫn tưới những đoá hoa tươi (Ảnh tư liệu) |
“Nơi anh, giữa hồ Hữu Tiệp/Nơi em, cô gái tưới hoa/Ngọc Hà xôn xao câu hát/Cả một vùng trời đất bao la/Nửa thế kỷ đã đi qua/Dấu tích xưa còn ghi mãi/Xác B52 nằm lại/Giữa hồ đã nói bao điều”.
Giai điệu mượt mà, trẻ trung của bài hát cũng như khí chất của người Hà Nội, dù mưa bom bão đạn vẫn không dập tắt được ý chí, niềm tin, khát vọng và vẻ đẹp của đất và người nơi này. Nhạc sĩ Ngọc Khuê - một người Hà Nội đã góp phần tô thắm thêm nét đẹp ấy để mãi mãi ký ức Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không được khắc ghi trong lòng lớp lớp thế hệ người Hà Nội và cả nước.