Tag

Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Môi trường 10/12/2019 08:12
aa
TTTĐ - Trong những năm gần đây, do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội kém bền vững dẫn đến tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn ra rất phức tạp. Do đó, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật được xem như là một trong những giải pháp cần thiết để hạn chế tình trạng này.

Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sạt lở đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ven sông, ven biển

Bài liên quan

Cấp bách đầu tư các dự án kè phòng chống sạt lở tại huyện Cần Giờ

Hơn 1.000 hộ dân tại TP HCM bị ảnh hưởng do sạt lở

Công bố 37 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm tại TP HCM

Cà Mau: Xin hơn 947 tỷ xử lý khẩn cấp 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm

Sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng

Từ năm 2007 đến nay, diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế gia tăng cả về phạm vi và quy mô. Tại nhiều khu vực, sạt lở đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ven sông, ven biển.

Qua công tác quản lý và báo cáo của các địa phương, hiện Đồng bằng sông Cửu Long có đến hơn 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài gần 786km. Trong số đó có 59 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 180 km.

Để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, những năm qua, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được hỗ trợ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA. Nhiều đề tài khoa học, dự án thử nghiệm đã được nghiên cứu, áp dụng nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Đặc biệt, các giải pháp kỹ thuật được xem là một trong những hướng đi quan trọng để hạn chế tình trạng trên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Kiểm soát An toàn thiên tai (Tổng cục Phòng chống thiên tai) hiện nay, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Trong đó, việc một số công trình áp dụng giải pháp kỹ thuật chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên hoặc chưa bám sát các quy định về tiêu chuẩn thiết kế, thi công nên đã bị hư hỏng, hoặc không đạt được mục tiêu đề ra.

Cụ thể, hầu hết các công trình được thực hiện tại những khu vực đã bị sạt lở theo hướng “hỏng đâu làm đấy”, thiếu kế hoạch dài hạn, căn cơ cho toàn hệ thống sông, kênh, rạch trong vùng. Bên cạnh đó, việc áp dụng giải pháp hệ thống mỏ hàn cứng tại khu vực đang có diễn biến xói lở phức tạp còn chưa tính toán, xác định đầy đủ các yếu tố thủy văn, thủy lực, địa chất công trình; quá trình diễn biến xói lở bờ, hình thành bãi bồi,… do vậy hiệu quả đạt được chưa cao.

Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng
Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng

Về phòng chống sạt lở bờ biển bằng phương pháp kè chống sóng và một số tuyến kè bảo vệ bờ chưa phù hợp, quy mô công trình khá lớn, song diện tích bảo vệ còn hạn chế. Việc tính toán và bố trí tường hắt sóng tại những công trình chưa phù hợp, gây hư hỏng khi thường xuyên chịu tác động của sóng.

Mặt khác, tuyến kè giảm sóng hầu hết chưa được lượng hóa cụ thể thông qua tính toán các yếu tố về sóng, thủy triều, đường bờ nên hiệu quả gây bồi chưa cao. Việc giảm sóng gây bồi bằng hàng rào tre kết hợp với việc trồng cây chắn sóng áp dụng tại nhiều khu vực, nhất là nơi đang có diễn biến xói lở chỉ có tác dụng trong khoảng 2 năm đầu sau khi đưa vào sử dụng, không có tác dụng lâu dài do vật liệu giảm sóng bằng tre không bền vững.

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Sạt lở ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở nên nghiêm trọng, diễn ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại về tài sản, đe dọa đến tính mạng của người dân.

Hiện các giải pháp phòng, chống, khắc phục sạt lở đã và đang được áp dụng để xử lý sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc khắc phục các điểm sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Nhằm áp dụng hiệu quả các giải pháp kỹ thuật để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, theo Vụ Kiểm soát An toàn thiên tai, cần giải quyết hiệu quả vấn đề mất cân bằng bùn cát trên sông, kênh rạch và vùng ven biển, lún sụt đất. Tăng cường công tác quản lý bờ sông, kênh rạch, bờ biển, giảm tác động gây xói lở theo hướng quản lý tổng hợp, dành không gian thoát lũ, làm đường giao thông...

Cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch, xói lở bờ biển, lún sụt đất, trồng và phục hồi rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.

Đáng chú ý, đối với bờ sông, vùng thượng nguồn, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong việc quản lý bền vững sông Mê Kông. Đối với vùng đồng bằng, cần rà soát, chỉ cấp phép khai thác cát với khối lượng hợp lý đảm bảo sự cân bằng tương đối; sử dụng hợp lý bùn cát nạo vét để san lấp, đắp đê, làm đường; nghiên cứu đề xuất các giải pháp thay thế cát san lấp và cát xây dựng. Ngoài ra, cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông để hạn chế chất tải lên bờ sông, kênh rạch, cản trở dòng chảy.

Với việc quy hoạch chỉnh trị sông cần gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ; điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông; nghiên cứu toàn diện về sự thay đổi lòng dẫn, dòng chảy sông Mê Kông, chế độ thủy văn, cân bằng bùn cát.

Về giải pháp công trình, cần thực hiện chỉnh trị sông đảm bảo ổn định lòng dẫn, dòng chảy cả mùa lũ và mùa khô; Tập trung vào sông Tiền, sông Hậu, chỉ xây dựng công trình phòng chống sạt lở tại những phân lưu, hợp lưu, khu tập trung dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng.

Đối với vùng bờ biển, các cơ quan chức năng cần quản lý tổng hợp vùng bờ theo hình thức xã hội hóa, gắn trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ven biển; kiểm soát việc sử dụng và khai thác nước ngầm để hạn chế các tác động gây xói lở bờ biển; quy hoạch hệ thống quan trắc diễn biến xói lở bờ biển, nước biển dâng.

Về giải pháp công trình, các đơn vị cần ưu tiên các giải pháp mềm như nuôi giữ bãi, trồng rừng ngập mặn; ứng dụng công nghệ giải quyết khu vực sạt lở phức tạp, chú trọng giải pháp giảm sóng gây bồi đảm bảo bền vững, không gây sạt lở lan truyền.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Xem thêm