Nhiều phụ huynh vẫn thiếu quan tâm đến con em mình
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bài liên quan
Xâm hại tình dục trẻ em, những sang chấn tâm lý dai dẳng để lại
Trước tình trạng xâm hại tình dục: Trẻ em thiếu kỹ năng xử lý tình huống
Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em, khó khăn thu thập chứng cứ buộc tội
Giúp trẻ em phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục
Cảnh báo việc lợi dụng mạng xã hội để xâm hại tình dục trẻ em
Chị N.T.B.C (trú tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) có con đang học tiểu học, cho biết, do đặc thù công việc đi lại thường xuyên, chị rất ít khi nói chuyện với con gái mình.
“Nơi tôi ở là khu tập thể, nhiều gia đình có con cùng lứa tuổi với con tôi. Mỗi khi đi học về, con thường chạy ra chơi với các bạn gần nhà, sau đó về ăn cơm và ngồi luôn vào học. Do vậy, hai mẹ con cũng ít tâm sự”, chị N.T.B.C cho biết.
Còn chị T.T.K.T (trú tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng có con gái học tiểu học. Dù mỗi khi đưa con đi học về, chị cũng đều hỏi han tâm sự nhưng con ít khi chủ động chia sẻ mọi thứ, trừ khi được hỏi.
“Con tôi rất hiếu động nên đến trường cũng hay nghịch. Vì thế, con rất sợ ba mẹ la mắng. Những điều làm sai, con khi ít nói cho bố mẹ, khi có người nói thì tôi mới biết. Quả thật, con chưa chủ động nói chuyện với bố mẹ về những vấn đề gặp phải ở trường lớp”, chị T.T.K.T kể.
Do bận rộn công việc, chị T.T.K.T không có nhiều thời gian mà phó mặc hết chuyện học hành cho cô giáo, nhà trường. Trường có thông báo, chị mới biết tình hình học tập của con mình.
Theo ông Lâm Tứ Trung, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, mỗi đứa trẻ sẽ có biểu hiện dấu hiệu rối loạn tâm lý khác nhau. Đa số trẻ đều có biểu hiện giấu và lúc nào cũng lo sợ. Trong đó, hai thứ mà trẻ sợ là bị hù dọa và không muốn gia đình biết. Phụ huynh phải biết cách quan tâm, nếu không sẽ rất khó tiếp xúc với trẻ.
“Mỗi trẻ sẽ biểu hiện dấu hiệu rối loạn tâm lý khác nhau. Đa số trẻ đều có biểu hiện giấu và lúc nào cũng lo sợ”, ông Trung cho hay.
Là người đảm nhiệm công tác về phòng chống xâm hại trẻ em qua nhiều năm nay, ông Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay: "Hiện nay có một phộ phận phụ huynh vẫn chủ quan trong việc quan tâm và bảo vệ trẻ em. Tôi thấy có trường hợp phụ huynh để con mình ở quán game hay gửi con cho người lạ. Ở vùng nông thôn, ba mẹ các em đi làm đồng và để các em tự ở nhà. Như vậy, trẻ sẽ gặp nhiều nguy hiểm".
Để nâng cao nhận thức cho phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các trường phải đưa nội dung liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ, phổ biến cho phụ huynh vào các chương trình. Ngoài ra, Sở cũng đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phát mỗi em học sinh một tờ rơi về biện pháp phòng tránh xâm hại để đọc với cha mẹ.
Ảnh minh họa |
Theo ông Đào Quang Nho, Tổng phụ trách Đội, trường Tiểu học Hoàng Dư Khương (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), do đặc thù nằm ở vùng ven thành phố, nhà trường chia học sinh làm 2 nhóm, trẻ được gia đình quan tâm và trẻ không được gia đình quan tâm để thuận tiện quản lý .Trường hợp học sinh ít được ba mẹ quan tâm, nhà trường sẽ lưu ý giúp đỡ, tránh việc bỏ rơi các em.
“Là học sinh của trường vì vậy khi em các em có chuyện gì, chúng tôi rất trăn trở. Do đó, nhà trường thường xuyên liên hệ với phụ huynh để thông tin mọi việc của các em”, ông Nho chia sẻ.