Nhiều ý kiến đóng góp xây dựng đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa"
Đưa di sản văn hóa phi vật thể thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội |
Trình bày tại hội nghị, đồng chí Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin (VHTT) Chử Phùng Lệ Giang nhấn mạnh các mục tiêu xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2025 và đến năm 2030, trong đó có 9 nội dung cần thực hiện.
Chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội) |
Đó là đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa; Tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách; Tăng cường đầu tư nguồn lực cho phát triển công nghiệp văn hóa; Phát triển nguồn nhân lực của ngành công nghiệp văn hóa; Phát triển sản phẩm và thị trường công nghiệp văn hóa; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng giao lưu, hợp tác về phát triển công nghiệp văn hóa; Thu hút hỗ trợ đầu tư, xây dựng kế hoạch, đề án, tour du lịch; Mở rộng giao lưu, hợp tác trong và ngoài thành phố về văn hóa; Tham gia xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu “thành phố sáng tạo” của UNESCO; Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa. Mỗi nội dung thực hiện quận đều có phân công nhiệm vụ đối với các đơn vị liên quan và UBND các phường.
Đồng chí Lệ Giang cũng cho biết, việc xây dựng Đề án của quận là khá sớm trên địa bàn thành phố. Cơ quan thường trực là Phòng VHTT đã gửi văn bản xin ý kiến đến các đơn vị thành viên và 8 phường. Các ý kiến góp ý đã được tổng hợp và đề xuất trong dự thảo kế hoạch được trình bày lấy ý kiến tại hội nghị.
Với 12 ý kiến góp ý tại hội nghị, đa số đều chia sẻ với cơ quan thường trực và cho rằng đây là nhiệm vụ khó, các ngành cần cùng nhau xây dựng đề cương và cần có thời gian cho đơn vị thường trực xây dựng kế hoạch; Nêu đầu việc, khối lượng cụ thể, chỉ tiêu cụ thể, phân công rõ ràng nhiệm vụ cần hoàn thành trong từng giai đoạn cụ thể. Hàng năm quận cần tổ chức sơ kết, tổng kết nhiệm vụ đã thực hiện để làm căn cứ đánh giá cuối năm.
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND quận Nguyễn Đình Khuyến cho rằng, cơ quan thường trực đã chuẩn bị các nội dung bám sát nội dung của Thành phố và Đề án ban hành, tuy nhiên nội dung còn mang tính vĩ mô.
Để thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình địa phương, đồng chí đề nghị đơn vị thường trực cần căn cứ kế hoạch của UBND Thành phố sát hơn; Xác định đến năm 2025, quận cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau: Phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, xác định trong nhiệm kỳ này có nội dung của Đền Đồng Cổ, Đào Nhật Tân; Gắn du lịch tâm linh đi đôi với nội dung trên cần cải tạo, nâng cấp bao nhiêu di tích; Đặt vấn đề xây dựng và báo cáo Thành phố và Trung ương về di tích quốc gia đặc biệt Chùa Kim Liên trong nhiệm kỳ này hoặc nhiệm kỳ sau.
Tây Hồ cần phát triển du lịch làng nghề: Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, xôi Phú Thượng, chè sen...; Tập trung vào quá trình để xây dựng đề án, quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị Hồ Tây và đặt ra mục tiêu các danh mục có thể làm được ngay như: Tổ chức bơi thuyền…