Tag

Nhịp sống trở lại bình thường ở nhiều trường học vùng ngập lụt

Giáo dục 16/09/2024 11:55
aa
TTTĐ - Sau nhiều ngày phải tạm dừng đến trường vì ngập lụt sau bão số 3, hôm nay (16/9), học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trở lại trường học.
153 trường học ở Hà Nội vẫn chưa thể đón học sinh đến trường Vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh trước khi đón học sinh trở lại

Đảm bảo an toàn cho học sinh

Theo đó, huyện Quốc Oai có 100% các trường đi học trực tiếp. Trên địa bàn huyện có 2 điểm trường bị ngập nước nên học sinh đã được chuyển đi học tạm tại các điểm trường khác. Cụ thể: học sinh ở điểm trường Muôn Ro của Mầm non Tuyết Nghĩa học tạm tại điểm trường Liên Thôn; học sinh của điểm trường Liệp Mai của Trường Mầm non Ngọc Liệp học tạm tại điểm trường Ngọc Bài”, đại diện Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai thông tin.

Nhịp sống trở lại bình thường ở nhiều trường học vùng ngập lụt
Học sinh trường THCS Vạn Phúc, huyện Thanh Trì đi học trở lại trong sáng 16/9

Vài ngày trước, cao điểm huyện Thanh Trì có 43 trường cho học sinh nghỉ học do ngập úng thì nay, huyện có gần 100% trường học được đi học trực tiếp. Cô Nguyễn Thu Hường - Hiệu trưởng trường Mầm non Yên Mỹ cho biết: “Đến thời điểm hiện tại nước đã rút hết trong khuôn viên nhà trường và các khu dân cư.

Nhà trường cũng đã hoàn thành việc dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn khi có sự hỗ trợ tích cực từ các trường bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo những điều kiện an toàn nhất, tốt nhất đón học sinh trở lại, trường cần thêm hôm nay để bơm nước sạch vào các bể. Ngày mai (17/9), học sinh sẽ đi học bình thường.

Tại trường THCS Vạn Phúc, cô Đặng Thị Thảo - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Sáng nay 100% học sinh nhà trường đã hào hứng, phấn khởi đi học trở lại sau gần 1 tuần nghỉ học phòng chống ngập lụt sau bão.

Trong ngày đầu tuần, nhà trường sẽ trao tặng quà cho 55 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình bị thiệt hại nặng nề trong bão số 3. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng sẽ ủng hộ, sẻ chia với đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc”.

Với huyện Mỹ Đức, đến ngày 16/9 vẫn có 5 trường chưa thể cho học sinh đến trường, gồm: Mầm non An Phú A, Mầm non An Phú B, Mầm non Hợp Tiến B, Tiểu học học An Phú, Tiểu học Hợp Tiến B.

Còn tại huyện Ứng Hòa, Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa cho hay, địa phương vẫn còn 2 trường là Tiểu học Hồng Quang và THCS Hồng Quang duy trì học trực tuyến do trường ngập. Trường Mầm non Hồng Quang vừa làm nơi tránh lũ cho dân vừa nhận học sinh đi học.

Một điểm trường của Trường Tiểu học Vạn Thái vẫn chưa đi học tại điểm trường mình mà vẫn học nhờ điểm trường chính. “Hiện nước mới rút khỏi lớp; khu vực sân và cổng vẫn ngập sâu.

Với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó nên nhà trường đã huy động lực lượng lau dọn lớp học, kê lại bàn ghế và luôn sẵn sàng lực lượng để dọn khu vực sân, cổng trường ngay khi nước rút”, đại diện Trường Tiểu học Vạn Thái, huyện Ứng Hòa chia sẻ.

61 trường chưa đón học sinh đi học trực tiếp

Cuối giờ chiều qua (15/9), báo cáo từ các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã và các nhà trường học trên địa bàn Hà Nội cho biết, có 27 trường chưa thể đón học sinh học trực tiếp bởi vẫn chịu ảnh hưởng khá nặng của cơn bão số 3 và các trận mưa lớn liên tiếp trong những ngày qua.

Tuy nhiên, cơn mưa lớn vào đêm 15, sáng 16/9 khiến cho nhiều tuyến đường, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố bị ngập khiến học sinh không thể đến trường học, một số trường có nguy cơ ngập nước trở lại.

Lo ngại nguy cơ gây mất an toàn cho học sinh còn tiềm ẩn, có thêm nhiều trường quyết định cho học sinh tạm dừng học trực tiếp. Tùy theo tình hình cụ thể tại địa bàn và hoàn cảnh của học sinh, các trường phổ thông có thể cho học sinh học trực tuyến, giao bài tập hướng dẫn học sinh tự học...; còn các trường mầm non thì tạm dừng đón trẻ.

Trong tổng số 61 trường chưa thể đón học sinh trở lại trường học trực tiếp hôm nay, có 21 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 16 trường trung cơ sở và 1 trường trung học phổ thông. Số liệu này dự báo sẽ còn dao động nếu diễn biến thời tiết phức tạp và tiếp tục có mưa lớn.

Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, trường học tiếp tục bám sát diễn biến của thời tiết và căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn để có phương án ứng phó phù hợp, kịp thời nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn cao nhất mới đón học sinh đi học trực tiếp.

Đồng thời, các nhà trường cũng cần chủ động xây dựng, triển khai phương án tổ chức dạy học linh hoạt để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.

Đọc thêm

Tập trung nguồn lực, phát triển toàn diện ngành Giáo dục Giáo dục

Tập trung nguồn lực, phát triển toàn diện ngành Giáo dục

TTTĐ - “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững”. Thống nhất quan điểm trên, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội luôn đề cao vai trò, vị trí của giáo dục. Điều này cũng được cụ thể hóa tại Luật Thủ đô 2024 khi xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là đầu tư, xây dựng hệ thống trường học công lập để Hà Nội là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui… Giáo dục

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui…

TTTĐ - 70 năm hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm của lịch sử, từ “nền móng” vững chắc, ngành Giáo dục Thủ đô đã xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, hướng tới là trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao của cả nước, khu vực và hội nhập quốc tế. Để đạt mục tiêu này, nhiều nhà giáo đã chia sẻ giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô, giúp mỗi ngày đến trường là một ngày vui với học trò.
Đan Phượng tự hào dẫn đầu về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia Giáo dục

Đan Phượng tự hào dẫn đầu về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

TTTĐ - Huyện Đan Phượng duy trì đơn vị đứng đầu thành phố Hà Nội về trường chuẩn quốc gia với tỷ lệ 98,2%, trong đó 71% đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Kết thúc năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT huyện Đan Phượng được Sở GD&ĐT đánh giá 11/13 tiêu chí xuất sắc, 2/13 tiêu chí đạt tốt.
Điểm sáng giáo dục ở xã Nông thôn mới kiểu mẫu Đại Đồng Giáo dục

Điểm sáng giáo dục ở xã Nông thôn mới kiểu mẫu Đại Đồng

TTTĐ - Kinh tế thuần nông nên nhiều năm qua, người dân xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội luôn coi trọng việc học tập để lập thân, lập nghiệp. Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong các nhà trường cùng với xây dựng nông thôn mới đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở miền quê yên ả, thanh bình này…
"Những đóa hoa" muôn sắc của ngành Giáo dục Thủ đô MultiMedia

"Những đóa hoa" muôn sắc của ngành Giáo dục Thủ đô

TTTĐ - Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tổ chức thu hút 47 đơn vị đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế... với khoảng 3.000 người tham dự.
Quan tâm, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Giáo dục

Quan tâm, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã chủ động triển khai quyết liệt nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ nhằm chăm lo, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh; đặc biệt khơi dậy niềm tự hào về quê hương thông qua việc giáo dục lịch sử địa phương trong trong trường học.
Tưng bừng Ngày hội lớn “Hành khúc học sinh Thủ đô” Giáo dục

Tưng bừng Ngày hội lớn “Hành khúc học sinh Thủ đô”

TTTĐ - Sáng 10/11, trong không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”.
Vượt qua thách thức khẳng định vị thế “đầu tàu” Giáo dục

Vượt qua thách thức khẳng định vị thế “đầu tàu”

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Giáo dục của Thủ đô đứng trước không ít thách thức nhưng cũng rất nhiều cơ hội mới. Điều đó đòi hỏi ngành Giáo dục Hà Nội cần liên tục nỗ lực, tận dụng tối đa cơ hội để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu, cũng như khẳng định vị thế “đầu tàu”.
Hành khúc học sinh Thủ đô Giáo dục

Hành khúc học sinh Thủ đô

TTTĐ - Diễn ra vào ngày 10/11 tại khu vực Tượng đài Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh, đoàn 30 khối học sinh 30 quận, huyện, thị xã sẽ diễu hành cổ động tại vườn hoa đền Bà Kiệu, đường phố Lê Thạch, phố Đinh Tiên Hoàng, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Hoạt động này nhằm ôn lại hành trình 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của ngành giáo dục Thủ đô, đồng thời tôn vinh những thành tích đáng tự hào đã đạt được. Chương trình cũng là lời động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn ngành tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ công tác, học tập.
Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc Giáo dục

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TTTĐ - Tối 9/11, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hoá Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố năm 2024.
Xem thêm