Tag

Những “bà giáo” vượt khó, "truyền lửa trực tuyến" tới học trò

Giáo dục 15/06/2021 08:36
aa
TTTĐ - Thao tác trên phần mềm dạy học, sử dụng công nghệ thông tin với giáo viên trẻ vốn đã chẳng dễ dàng; với những “bà giáo” đã ngoài 50 lại càng khó khăn hơn gấp bội. Bằng lòng yêu nghề và sự ham học hỏi, họ đã làm thế nào để vượt qua khó khăn, truyền lửa cho học trò?
Dạy học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế thành ưu điểm vượt trội Hà Nội lên phương án sẵn sàng dạy học trực tuyến để phòng dịch Covid-19

Vượt khó…

Cô Nguyễn Thị Viên - giáo viên trường Tiểu học Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) đã có gần 30 năm đứng trên bục giảng. Đối với những giáo viên đã quá quen với phương pháp dạy học truyền thống như cô Viên, sử dụng Zoom để giảng bài quả thật là thách thức không hề nhỏ. Năm 2020, khi nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến cô và các giáo viên trong trường đã tự học hỏi, vượt khó để thực hiện thuần thục việc dạy học qua phần mềm Zoom.

Cô Nguyễn Thị Viên và học sinh Trường Tiểu học Ngọc Thụy
Cô Nguyễn Thị Viên và học sinh trường Tiểu học Ngọc Thụy

Cô Viên chia sẻ: “2 năm học gần đây bị gián đoạn bởi dịch bệnh, vì vậy, mỗi giáo viên phải nỗ lực khắc phục khó khăn trong dạy học trực tuyến để chuyển tải đầy đủ kiến thức cho học trò. Để tiếp cận công nghệ, nhiều giáo viên lớn tuổi như tôi phải nhờ đến sự trợ giúp của đồng nghiệp trẻ để quen dần với những thao tác trên phần mềm dạy học”.

Lạ lẫm, lo lắng là cảm xúc của cô Viên khi lần đầu dạy học trực tuyến. Nhiều câu hỏi được cô đặt ra như: Học trực tuyến có đạt hiệu quả không? Làm thế nào để các con hứng thú với bài học? Học sinh không mệt mỏi khi nhìn máy tính trong thời gian dài. Với học sinh lớp 1 cô làm chủ nhiệm, làm thế nào để các con quen với việc học trực tuyến khi không thể đến trường? Chưa kể đến rất nhiều khó khăn khác khi cô giáo đã 30 năm tuổi nghề lần đầu tiếp cận với công nghệ.

“Dù phong trào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học được nhà trường triển khai từ nhiều năm nay nhưng dạy học trực tuyến lại là lĩnh vực hoàn toàn mới. Các kĩ năng sử dụng phần mềm, phương pháp sư phạm chưa có nhiều trong sách vở mà phần lớn do tự học, truyền tai nhau”, cô Viên chia sẻ.

Những khó khăn về đường truyền, thiết bị cũng là rào cản không nhỏ với giáo viên lớn tuổi. Có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra như: Đang dạy học, đường truyền bất ngờ bị lỗi, giáo viên không thể đăng nhập vào phòng học, nhiều khi còn quên cả mật khẩu truy cập. Vấn đề ngoại ngữ cũng là trở ngại khi phần mềm Zoom không hỗ trợ tiếng Việt.

Nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp, cô Nguyễn Thị Viên quen dần với phần mềm. Kết hợp với kinh nghiệm dạy học gần 30 năm, cô đã tạo ra những bài học trực tuyến sinh động, hấp dẫn, giúp các em có những bài học bổ ích, hiệu quả không kém giờ dạy trực tiếp trên lớp. Phần mềm Zoom đã trở thành công cụ không thể thiếu, hỗ trợ cô rất nhiều trong việc dạy học.

Không chịu "đầu hàng" công nghệ

Không chỉ có cô Viên, rất nhiều đồng nghiệp lớn tuổi khác của cô cũng không có tư tưởng “phó mặc” khi ngành giáo dục đặt ra yêu cầu đối với giáo viên về việc dạy học trực tuyến. Cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông) cho biết: “Trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến, ban đầu phần lớn giáo viên lớn tuổi đều lo lắng, e ngại. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện, tôi thấy việc này không khó, chỉ cần cố gắng sẽ làm được”.

Trải qua thực tế, cô Thìn nhận xét, có nhiều đồng nghiệp trẻ chỉ mất từ 40 – 45 phút cho một tiết học trực tuyến. Đối với những cô giáo lớn tuổi hơn sẽ mất thời gian lâu hơn, khoảng 60 phút cho việc sử dụng thành thạo các thao tác trên máy tính. “Để giúp giáo viên vượt qua khó khăn ấy, không cách nào hơn là tự thân giáo viên phải có sự nỗ lực, ham học hỏi và sự quan tâm của lãnh đạo quản lý. Những buổi họp trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất kiến nghị, giải pháp tháo gỡ cho giáo viên khi triển khai dạy trực tuyến vì thế vô cùng cần thiết”, cô Thìn nhấn mạnh.

Cô Ngô Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giáp Bát dự giờ qua phần mềm Zoom.
Cô Ngô Thị Hằng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Giáp Bát dự giờ qua phần mềm Zoom

Để dạy học trực tuyến diễn ra thuận lợi, các trường đều quan tâm hỗ trợ giáo viên, nhất là những người lớn tuổi, ít tiếp cận công nghệ thông tin. Các trường đều thành lập tổ, nhóm công nghệ thông tin cơ động, gồm những người am hiểu, thành thạo sử dụng thiết bị, máy móc. Các thành viên này sẽ hướng dẫn giáo viên cài đặt phần mềm, lập tài khoản, các thao tác trong dạy học trực tuyến.

Dịch Covid-19 xuất hiện, Trường THCS Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã chuyển sang trạng thái làm việc online. Thay cho những phiên họp trực tiếp, cô Hiệu trưởng Đinh Thị Anh Đào đã làm quen với cách làm việc trực tuyến và các phần mềm hỗ trợ.

Mở máy tính, tạo phòng họp, phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh và triển khai hoạt động chuyên môn cùng giáo viên... những công việc trước kia có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giờ đây đều được nhà giáo bước qua tuổi 50 thực hiện nhanh chóng theo một cách khác biệt.

Cô Ngô Thị Hằng - Hiệu trưởng trường Tiểu học Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Với tinh thần “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, tập thể giáo viên nhà trường đã tích cực chuẩn bị hành trang cho các em học tập trong tình hình mới. Dạy học trực tuyến sẽ là nhiệm vụ chính đối với các thầy cô giáo trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.

“Để dạy học trực tuyến ngày một hiệu quả, nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn online để giáo viên trao đổi những khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm dạy học. Chuyên đề đã tháo gỡ được khó khăn về việc giới hạn thời gian một tiết dạy của phần mềm Zoom, giúp tiết học không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, nhà trường tiến hành dự giờ chuyên đề qua các tiết học trực tuyến, giúp giáo viên có thêm hiểu biết nâng cao trình độ công nghệ thông tin, từ đó có thể tổ chức thành thạo các tiết học online. Đặc biệt, với giáo viên lớn tuổi, nhà trường luôn tạo điều kiện để các cô có thể sử dụng phần mềm, nỗ lực đưa kiến thức, bài giảng đến từng học sinh thông qua phương tiện công nghệ thông tin”, cô Hằng chia sẻ.

Đọc thêm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Xem thêm