Tag

Những cống hiến thầm lặng của cán bộ y tế dự phòng

Sức khỏe 26/02/2017 20:21
aa
TTTĐ.VN- Y tế dự phòng là hoạt động vô cùng quan trọng của ngành y tế, với công tác đa dạng, gồm các mảng: phòng chống dịch bệnh, y tế trường học, vắc xin… Vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm nhiều mầm bệnh từ ổ dịch, những cán bộ y tế dự phòng vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Những cống hiến thầm lặng của cán bộ y tế dự phòng

Ngày 12/4/1956, Bộ Y tế đã ban hành Nghị định số 333/BYT-NĐ thành lập Vụ phòng bệnh trên cơ sở tách ra từ Vụ Phòng bệnh chữa bệnh, có nhiệm vụ giúp Bộ để lãnh đạo công tác vệ sinh phòng bệnh và chống dịch. Trải qua 60 năm hệ thống Y tế dự phòng Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, đưa nền y học nước nhà tiếp cận với trình độ y học tiến tiến, hiện đại của thế giới. Năm 2016, nhân kỷ niệm 60 năm ngành Y tế dự phòng, Chủ tịch nước đã trao Huân Chương độc lập hạng nhì cho Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế.

Những cống hiến thầm lặng của cán bộ y tế dự phòng

Thành tựu y tế dự phòng Việt Nam nói riêng đã đạt được về phòng bệnh là rất quan trọng mà điển hình là thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, đồng thời ngăn chặn các đại dịch nguy hiểm mới nổi, được Tổ chức Y tế thế giới công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS, là điểm sáng về phòng chống HIV/AIDS.

Việt Nam đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào năm 1978, thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005; nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi như dịch tả, dịch hạch, sốt rét...

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, y tế dự phòng đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe và ổn định cuộc sống. Công tác y tế dự phòng đã được Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế xác định là một trọng tâm của toàn ngành trong sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Dù nắng hay mưa, thời gian cao điểm dịch hay không bùng phát dịch…thì những cán bộ làm công tác y tế dự phòng vẫn kiên trì bám địa bàn, tích cực hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh. Họ được ví như những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận phòng chống bệnh tật, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cho cộng động.

Khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của cán bộ y tế dự phòng. Tuy nhiên, những vất vả ấy chưa đáng ngại bằng việc họ thường xuyên phải tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm, hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và nếu không cẩn thẩn sẽ mang mầm bệnh về cho gia đình. Thế nhưng, bất kể thời gian nào, khi nhận được thông tin về một dịch bệnh mới nổi hoặc tái phát sinh, các y, bác sĩ dự phòng lập tức lao đến để tìm rõ căn nguyên, điều tra dịch tễ học và hỗ trợ các cơ quan khác thực hiện những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm khống chế dịch bệnh kịp thời.

Việt Nam vinh dự được Tổ chức Y tế thế giới công nhận là nước đầu tiên trên thế giới khống chế thành công đại dịch SARS sau 45 ngày kinh hoàng phòng chống dịch bệnh. Đồng thời cũng đã chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh, không để xâm nhập vào Việt Nam trong khi các nước trong khu vực có dịch như cúm A(H7N9), MERS-CoV, Ebola… Trong công tác phòng chống dịch, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS năm 2003, cũng như là quốc gia đầu tiên của Khu vực Tây Thái Bình Dương thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2010. Trong nhiều năm qua, Việt Nam được đánh giá là “Điểm sáng” về triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong khu vực và trên thế giới.

Liên tục trong các năm qua, Việt Nam đã đăng cai tổ chức và chủ trì thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn và các sự kiện quốc tế quan trọng như: Hội nghị Bộ trưởng APEC về cúm gia cầm và đại dịch cúm; Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN, ASEAN +3; Hội nghị các đối tác Liên minh tiêm chủng và vaccine toàn cầu; Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO. Việc tổ chức thành công các sự kiện y tế quốc tế quan trọng đã khẳng định thêm một bước quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền y tế thế giới.

Tin liên quan

Đọc thêm

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt Tin Y tế

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 24 giờ qua tính từ 7 giờ ngày 2/5 đến 7 giờ ngày 3/5/2025, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 186.251 lượt người bệnh.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sức khỏe

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

TTTĐ - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý chất lượng thuốc; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về chất lượng thuốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc năm 2025.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao? Tin Y tế

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả Tin Y tế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu Tin Y tế

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện do quan hệ vợ chồng sai tư thế khiến dương vật bị đau, sưng và bầm tím, không thể cương cứng.
Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV Tin Y tế

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 70/ KH-KSBT đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18/4 đến ngày 25/4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn hỏa tốc số 593/KCB-NV về việc tăng cường sản xuất và phát sóng về các kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.
Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ Tin Y tế

Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm