Tag
Thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Những lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lý dành cho thí sinh

Giáo dục 25/03/2024 14:22
aa
TTTĐ - Thí sinh được phép sử dụng Atlat trong giờ làm bài môn Địa lý. Tuy nhiên, ngay khi hết giờ làm bài, thí sinh phải nộp lại ngay cho cán bộ coi thi.
Thí sinh có 9 ngày đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Chốt lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Ngày 27 và 28/6/2024 250 thí sinh xuất sắc tranh tài tại cuộc thi thiết kế đồ họa

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/6 với khoảng 1 triệu thí sinh dự thi.

Nhiều ý kiến đề xuất tăng độ phân hoá của đề thi tốt nghiệp THPT
Thí sinh Hà Nội thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Đây là kỳ thi đầu tiên áp dụng Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Đây còn là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cuối cùng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2006.

Một trong những điểm mới quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay là quy định danh mục các vật dụng được mang vào phòng thi và danh mục tài liệu, vật dụng cấm không được mang vào phòng thi.

Atlat địa lý là một trong số các vật dụng, tài liệu được mang vào phòng thi để phục vụ quá trình làm bài thi. Tuy nhiên, thí sinh phải tuân thủ quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành về việc sử dụng Atlat địa lý trong quá trình dự thi.

Cụ thể, khi mang Atlat vào phòng thi để sử dụng trong giờ thi môn thi thành phần địa lý của bài thi tổ hợp khoa học xã hội, thí sinh phải ghi rõ họ tên và số báo danh của mình vào trang bìa của Atlat và nộp Atlat cho cán bộ coi thi để kiểm soát. Cán bộ coi thi giao lại Atlat cho thí sinh khi bắt đầu giờ làm bài môn thi địa lý.

Thí sinh được phép sử dụng Atlat trong giờ làm bài môn Địa lý, tuy nhiên, ngay khi hết giờ làm bài môn này, thí sinh phải nộp lại ngay cho cán bộ coi thi. Cán bộ coi thi sẽ chỉ trả lại Atlat địa lý cho thí sinh sau khi các em hoàn thành môn thi cuối cùng của mình trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội.

Ngoài Atlat Địa lý, thí sinh được phép mang vào phòng thi bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm