Tag

Những “người đưa đò” sáng tạo trong đại dịch Covid-19

Giáo dục 19/11/2021 16:33
aa
TTTĐ - Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến học sinh không thể đến trường. Tuy nhiên với tinh thần “dừng đến trường không dừng học tập”, các thầy cô giáo, đặc biệt tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn vẫn không ngừng sáng tạo mang tri thức đến với học trò.
Vận dụng sáng tạo, triển khai mô hình phòng, chống mại dâm tại các địa phương Cô giáo giúp học sinh có nhiều kỹ năng mềm từ những dự án nước ngoài Đổi mới cách nghĩ, sáng tạo cách làm, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhiều cách làm hay, câu chuyện cảm động được thầy cô chia sẻ tại diễn đàn “Áp dụng công nghệ đổi mới việc dạy và học cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” được tổ chức ngày 19/11 tại Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Giúp học sinh tiếp cận công nghệ

Là giáo viên vùng cao nên chị Trang Thó Phe, giáo viên trường THCS&THPT huyện Bát Xát (Lào Cai) càng trăn trở đưa công nghệ đến gần với các em học sinh. “Tôi luôn cố gắng tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, khích lệ, động viên, giúp đỡ để các em tăng thêm hứng thú, hăng say với những câu chuyện công nghệ. Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, nhà trường bắt buộc phải dạy học trực tuyến qua phần mềm Zoom meeting”, chị Trang Thó Phe chia sẻ.

Diễn đàn
Diễn đàn“Áp dụng công nghệ đổi mới việc dạy và học cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức

Giống như nhiều giáo viên vùng cao khác, trong quá trình dạy học trực tuyến chị Trang Thó Phe gặp khá khó khăn trong việc tiếp cận với học sinh vì nơi các em ở cách xa trung tâm huyện, sóng yếu. Có những em không có điện thoại, nhiều em ở nơi không có sóng. Để giải quyết vấn đề này, chị đã phân chia từng đối tượng học sinh để giảng dạy hợp lý nhất.

Với các em học sinh không có điện thoại hoặc không có sóng, chị phối hợp với lãnh đạo xã để gửi bài tập và tuyên truyền đến các em. Cô giáo trẻ cũng đã lựa chọn phần mềm XR ( áp dụng thực tế ảo tăng cường AVR) vào giảng dạy trong các tiết học môn công nghệ và đã được tổ chức UNICEF lựa chọn là gương mặt đại diện cho hoạt động đổi mới sáng tạo - chuyển đổi số với công nghệ ở trường học Việt Nam đang còn nhiều thách thức.

Ngoài áp dụng công nghệ trong dạy học, chị Trang Thó Phe cùng lãnh đạo, thầy cô trong trường có nhiều giải pháp chăm lo đời sống cho học sinh như kết nối các đoàn thiện nguyện, tặng quà là giày dép, quần áo, mắm muối… để kích lệ các em đến trường. Đặc biệt, thầy cô trong trường đã có sáng kiến tạo ra hệ thống cung cấp nước nóng miễn phí cho học sinh để vượt qua lạnh giá của mùa đông ở vùng Tây Bắc.

Thầy cô giáo chia sẻ ý kiến tại diễn đàn
Thầy cô giáo chia sẻ ý kiến tại diễn đàn

Anh Bùi Minh Đức, giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng cho biết, trường thuộc xã 135 vùng sâu vùng xa, điều kiện nhiều khó khăn thiếu thốn. Học sinh miền núi rất rụt rè khi tiếp cận máy tính, thậm chí còn sợ bàn phím không dám ngồi gần.

“Chúng tôi phải chia cặp, chia nhóm, hướng dẫn các em làm quen máy tính bằng những phần mềm thân thiện, dễ hiểu. Trong quá trình giảng dạy, tôi thường xuyên lồng ghép các hoạt động “học mà chơi”, tránh việc kiểm tra khô cứng. Tôi cũng sử dụng các phần mềm kiểm tra kiến thức ngẫu nhiên, giúp các em thêm hào hứng”, anh Đức chia sẻ.

Mang phiếu bài tập đến tận tay học trò

Điều kiện kinh tế quá khó khăn, một số trường đã không thể áp dụng việc dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với tình yêu học trò các thầy cô giáo không đầu hàng cái khó.

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được thầy cô chia sẻ
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được các nhà giáo trẻ hiến kế

Anh Trần Mạnh Hùng, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình cho biết, ngôi trường thuộc biên giới của huyện nghèo tỉnh Quảng Bình. Trường có 5 điểm trường với 95% là học sinh người dân tộc thiểu số. Cơ sở vật chất thiếu thốn, phong tục tập quán còn lạc hậu. Số học sinh có điện thoại chỉ chiếm từ 5-7% và hầu như không kết nối được internet. Vì vậy, trường chưa thể áp dụng việc dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

“Không thể dạy học trực tuyến nhưng chúng tôi cũng không để việc học của các em tạm dừng. Chúng tôi dùng phương pháp giao bài tận nơi cho học sinh. Giáo viên trong trường phân chia nhau, mỗi người phụ trách một bản. Chúng tôi in bài giảng, kiến thức từng tuần mang đến tận nhà giao cho các em học sinh”, anh Trần Mạnh Hùng chia sẻ.

Ban tổ chức tặng quà tri ân thầy cô
Ban tổ chức tặng quà tri ân nhà giáo tiêu biểu

Khó khăn chồng chất nhưng trong quá trình công tác, anh Hùng luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như đổi mới phương pháp dạy học. Anh đã ược Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và học tập".

Mang bài tập đến tận nhà cho học sinh cũng là phương pháp chị Trần Thị Kim Hòa cùng các thầy cô ở trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lê Văn Tám, xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo chị Hòa, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lê Văn Tám nằm ở xã vùng 3 khó khăn nhất của huyện Kbang. Trường có đến 96% học sinh là người dân tộc Ba Na, cách trung tâm huyện 40km với nhiều điểm lẻ.

“Những học sinh của tôi quần áo rách rưới, nhàu nhĩ, khuôn mặt nhem nhuốc, chân cứng hơn đá sỏi nhưng nhìn em nào cũng đáng yêu, ánh mắt ngây thơ sáng vô cùng. Ngoài học các em còn phải theo bố mẹ lên nương, lên rẫy làm việc vì đời sống của hầu hết người dân ở đây còn quá khó khăn”, chị Hòa cho biết.

Thầy cô giáo tham dự diễn đàn
Nhà giáo tham dự diễn đàn

Đời sống khó khăn nên hầu hết các gia đình không có phương tiện để liên lạc. Để các em học sinh được học tập, theo đuổi con chữ chị Hòa cùng các thầy cô khác in và giao phiếu bài tập về tận làng. Thậm chí, các em theo bố mẹ đi làm trên rẫy rất xa, chị phải nhờ Trưởng làng giao và thu phiếu bài tập. Bản thân chị Hòa cũng thường xuyên đi vào trong bản giúp đỡ các em học tập.

“Dù khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cùng nhau cố gắng. Tôi chỉ mong được các cấp ngành, cơ quan, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ thêm cơ sở vật chất để thầy trò học tập tốt hơn”, chị Hòa tâm sự.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Kim Quy cho biết, ý kiến của thầy cô tại diễn đàn đã phản ánh toàn diện những khó khăn tại các vùng kinh tế - xã hội khó khăn như: Thiếu trang thiết bị dạy học, điều chỉnh học trực tuyến cho phù hợp với điều kiện thực tế... Các ý kiến, đề xuất của thầy cô sẽ được Ban tổ chức tổng hợp, gửi tới các bộ, ban, ngành, từ đó có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ để việc dạy và học của thầy và trò tại những vùng khó khăn tốt hơn.

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm