Tag

Những “người mẹ” đặc biệt của trẻ thiểu năng, tự kỷ ở Phúc Tuệ

Xã hội 17/10/2019 08:32
aa
TTTĐ - Từ lâu, Trung tâm Phúc Tuệ trở thành ngôi nhà thứ hai của nhiều phận đời bất hạnh - những trẻ nhỏ bị thiểu năng, tự kỷ. Những người phụ nữ nơi đây đã dành hết thanh xuân của mình mang lại nụ cười và vòng tay ấm cho những đứa con “đặc biệt".

Những “người mẹ” đặc biệt của trẻ thiểu năng, tự kỷ ở Phúc Tuệ

Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential trao tặng đồ dùng học tập cho thầy trò Trung tâm Phúc Tuệ

Mình có được niềm hạnh phúc thì phải biết chia sẻ

Chúng tôi đến trung tâm Phúc Tuệ vào một ngày chớm lạnh cuối thu. Màn chào hỏi đầu tiên là một cái tát của một đứa trẻ thiểu năng, tự kỷ dành cho đám khách lạ chúng tôi. Cái tát đó không mạnh nhưng cũng đủ làm má tôi ran rát. Sau đó, những thân hình thoăn thoắt hoạt động không chịu đứng im và tiếng chào hỏi chưa hết ngọng của những đứa trẻ đã lớn. Suốt buổi nói chuyện hôm đó là một sự thương cảm cứ mênh mang xâm chiếm trong lòng tôi.

Bà Vũ Thị Minh Hương (ngoài cùng bên phải) trong giờ hoạt động tập thể ở một lớp của Trung tâm Phúc Tuệ
Bà Vũ Thị Minh Hương (ngoài cùng bên phải) trong giờ hoạt động tập thể ở một lớp của Trung tâm Phúc Tuệ

Trong căn phòng nhỏ hẹp của bà Vũ Thị Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Phúc Tuệ là một câu chuyện đầy ắp tình thương và sự đồng cảm với những đứa trẻ chậm khôn. Dù năm nay đã ngót 80 tuổi nhưng bà giáo già vẫn sát sao trong từng hoạt động chăm sóc và dạy học cho trẻ tự kỉ, trẻ chậm phát triển. Bà chia sẻ: “Tôi thấy người mẹ có con bị tự kỉ là rất đau khổ. Cháu tôi gọi tôi bằng cô cũng có con bị tự kỉ, tôi thấy nó khổ lắm. Tôi tiếp xúc với phụ huynh có con như thế và thấy họ rất vất vả. Nỗi khổ đó không ai biết được, tôi cũng đã làm ở hội phụ nữ nên hiểu. Cái khổ bề ngoài là đưa đón, chăm sóc, dạy dỗ… thì ai cũng nhìn thấy nhưng không ai hiểu được nỗi khổ tâm của họ...”

Bà Hương ngừng lời, chậm rãi nói tiếp: “Tôi một mình nuôi con vì chồng đi bộ đội nên tôi hiểu nỗi khổ của phụ nữ. Những đứa con của tôi đều học giỏi và thành đạt, được đi du học nước ngoài. Tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc, tôi nghĩ mình càng phải chia sẻ với những người phụ nữ kém may mắn hơn mình. Ai cũng muốn con mình tài giỏi, thành tài nhưng người ta không may và thiệt thòi đó mình cần chia sẻ”.

Các cô giáo ở đây phải bắt đầu dạy các em từ những động tác nhỏ nhất
Các cô giáo ở đây phải bắt đầu dạy các em từ những động tác nhỏ nhất

Trong quá trình làm công tác ở Sở GD-ĐT Hà Nội, bà Hương nhận ra rằng, trẻ tự kỉ hầu như ít được xã hội chú trọng. Cho đến bây giờ, với đối tượng này cũng chỉ quan tâm bằng cách gọi là “hòa nhập”. Nghĩa là vẫn cho trẻ tự kỉ vào trường học bình thường, cuối cùng bỏ rơi trẻ rồi trẻ bị kì thị…

Cái thôi thúc bà Hương thành lập trường dạy trẻ tự kỉ bình dân này xuất phát từ những tình cảm như thế. Bà Hương cho biết, thời điểm đó, con gái út của bà được học bổng du học bên Mỹ. Bà nhận thấy rằng, những người cách mình nửa vòng trái đất, họ không biết mình là ai mà họ còn tài trợ cho con mình đi học thì tại sao mình không chia sẻ được, mình phải học được cách chia sẻ của họ. Thế là bà và nhiều người có nhiều lòng nhân ái đã mở trung tâm dạy trẻ tự kỉ bình dân với tên gọi Phúc Tuệ. Theo như tôi biết, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều trung tâm, nhiều trường dạy trẻ tự kỉ như thế này nhưng mức học phí không dưới 6 triệu đồng/tháng, thậm chí hơn chục triệu/tháng nhưng ở Trung tâm của bà Hương hiện nay cũng chỉ thu học phí từ vài trăm đến 1 triệu đồng/cháu.

Những đứa trẻ mãi ở vạch xuất phát

Mục đích của bà giáo già ở Trung tâm Phúc Tuệ là chia sẻ gánh nặng cho xã hội. Vì thế nhiều đứa trẻ ở đây chỉ đóng học phí có 200.000 đồng, 300.000 đồng/tháng. Bà Hương tâm sự: “Tôi nghĩ rằng, mặt bằng thu nhập chung của người bình dân không cao, khi họ bỏ tiền ra cho con họ ăn học thì họ còn phải để lại tiền để lo cho gia đình. Bi kịch của tôi là ở chỗ, trong lòng muốn nâng cao chất lượng trường, lớp nhưng những trẻ này chỉ dạy 4-5 cháu một lớp, số lượng thì ít, chất lượng thì cao mà thu học phí thấp, đó là mâu thuẫn trong lòng tôi”.

Ông Hoàng Văn Tiến - Giám đốc Quỹ BTTEVN trao quà và chụp ảnh lưu niệm với trẻ em đang học tập tại Trung tâm Phúc Tuệ
Ông Hoàng Văn Tiến - Giám đốc Quỹ BTTEVN trao quà và chụp ảnh lưu niệm với trẻ em đang học tập tại Trung tâm Phúc Tuệ

Tuy nhiên, bà Hương cũng tâm sự: “Nhưng nếu mình thu cao thì trong lòng lại day dứt vì những người bình dân thì lấy tiền đâu để đầu tư cho con? Vì thế mà tôi rất băn khoăn mỗi lần tăng mức thu học phí. Tôi đã phải nghĩ nhiều cách chắt chiu để làm sao lương giáo viên chấp nhận được và làm sao để các phụ huynh người ta theo được lâu dài. Vì những cháu này ở đây lâu dài, không phải tính theo tháng mà hàng chục năm. Có đứa ở đây từ khi mới thành lập Trung tâm”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay vẫn còn nhiều trẻ theo học từ khi thành lập trung tâm cho đến bây giờ. Vài trẻ tiến bộ đi sang các trường khác hoặc sang các cơ sở của trường công lập. Một số trẻ thì bố mẹ cho về giúp việc nhà, một số em lớn quá thì gia đình cho về quê. Còn một số vẫn ở lại Trung tâm, em lớn tuổi nhất là… 23 tuổi.

Tôi tìm hiểu, được biết lương giáo viên ở đây đều rất thấp nhưng họ vẫn đồng lòng cùng nhau làm việc thiện. Các cô ở đây đều quan niệm rằng, mình làm việc thiện thì những việc tốt khác sẽ đến với gia đình mình. Dù chỉ là dạy được các trẻ tự kỉ một lời nói, một ý thức nho nhỏ như cháu bắt đầu ngủ trưa, hay biết cởi cái áo khi trời nóng… cũng là một sự kì công và sự vui mừng khôn xiết của các cô, thầy ở đây.

Thành lập từ năm 2001, đến nay, Trung tâm Phúc Tuệ đã mở rộng thành 2 cơ sở. Cơ sở I tại 66 phố Phó Đức Chính với hơn 40 em được học hằng ngày, cơ sở II được thành lập cách đây hơn 4 năm có gần 20 em ở số 3 Thạch Cầu (quận Long Biên). Học phí của mỗi em ở trung tâm chưa đến 1 triệu đồng/tháng.

Trung tâm có tên Phúc Tuệ, nghĩa là tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc về trí tuệ chứ không phải tiền tài.

Trung tâm chăm sóc giáo dục hướng nghiệp trẻ khuyết tật trí tuệ Phúc Tuệ thuộc Hội CTTETT TP Hà Nội, có trụ sở tại số 66 Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Tuy cơ sở vật chất nghèo nàn, trụ sở phải đi mượn nhưng trong suốt mười mấy năm qua, thầy trò Trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn để chăm sóc, nuôi dạy các cháu bị khuyết tật trí tuệ, vận động trên địa bàn và các vùng lân cận. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã không ngừng phấn đấu để Trung tâm dần hoàn thiện, quan tâm đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt là dạy các em kỹ năng sống, lòng tự tin, phát huy tính tích cực, chủ động của từng học sinh, biết vượt lên số phận để tự chủ dần cuộc sống, học tập và hòa nhập dần với cộng đồng xã hội.

Đã ngót 80 tuổi nhưng bà Hương vẫn tiếp tục công việc, trách nhiệm và hơn hết là niềm đam mê của một nhà giáo về hưu. Dù hàng năm trời mới có thể gieo vào đầu trẻ tự kỉ một con chữ và mất hàng mấy năm các em mới có thể học xong một vài phép cộng đơn giản. Đó là một hành trình đầy gian khổ đòi hỏi lòng yêu thương và sự kiên nhẫn. Ở trường học này, mọi người đều không quan tâm đến chuyến đò sẽ qua được bến bờ bên kia. Cái mà mọi người quan tâm là cả người chở đò và khách đi đò đều đã rất cố gắng trước con sóng gập ghềnh của cuộc đời.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh tăng cường an toàn điện mùa mưa, bão Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh tăng cường an toàn điện mùa mưa, bão

TTTĐ - Hiện nay, khu vực Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh đã bước vào mùa mưa, đây cũng là thời điểm thường xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển. Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả; đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa, bão; giảm thiểu thiệt hại do sạt lở gây ra, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) vừa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có kế hoạch đảm bảo an toàn điện trong thời điểm này.
Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào Nhịp sống phương Nam

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào

TTTĐ - Thông qua phim ảnh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, tạo ra niềm tin, sự đoàn kết thống nhất một lòng trong kỷ nguyên mới.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần Muôn mặt cuộc sống

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.
Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em” Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em”

TTTĐ - Ngày 21/5, UBND quận Ba Đình phát động “Tháng hành động vì trẻ em” và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc quận Ba Đình năm 2025.
Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm Muôn mặt cuộc sống

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 21/5, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động.
Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam Nhịp sống phương Nam

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường Xã hội

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Sắp tới, các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ chuyển thành các Chi nhánh đặt tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường.
Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh Đô thị

Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 6382/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 liên quan đến việc sử dụng và đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh.
Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát Muôn mặt cuộc sống

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Xem thêm