Tag

Nỗi lo “cơ hội cuối cùng” áp lực lên thí sinh TP HCM

Giáo dục 17/06/2024 16:00
aa
TTTĐ - Năm 2024 sẽ là năm cuối cùng kỳ thi THPT quốc gia tổ chức thi theo chương trình cũ, điều này đã tạo nên áp lực vô hình cho hàng chục nghìn thí sinh tại TP HCM, đặc biệt là gần 6.000 thí sinh tự do năm nay.
Hơn 90.000 học sinh TP Hồ Chí Minh sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia Chủ tịch UBND TP được triển khai yêu cầu siết chặt, chống gian lận thi cử

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT), năm học 2024 - 2025 sẽ là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cũ từ năm 2006; qua năm học sau, học sinh sẽ thi theo chương trình giáo dục mới với nhiều thay đổi.

Do đó năm nay, số lượng thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia cao hơn hẳn so với những năm trước đây. Riêng tại TP HCM có 90.062 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024; đặc biệt trong đó 5.785 thí sinh tự do, tăng khoảng 40% so với năm 2023.

Thí sinh tự do là những em học sinh các năm trước đăng ký thi lại, trong đó có nhiều em hiện đang học tại các trường đại học, xin bảo lưu để thi lại với quan niệm đây là “cơ hội cuối cùng” để được học ngành yêu thích.

P HCM có hơn 90.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2024 (Ảnh minh hoạ)
TP HCM có hơn 90.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2024 (Ảnh minh hoạ)

Bạn Trần Vân Anh (19 tuổi, sinh viên năm nhất trường Đại học Mở TP HCM) quyết tâm thi lại trong năm nay vì ngành học hiện tại không đúng nguyện vọng: “Ngành học hiện tại em cảm thấy không hứng thú và không có nhiều tương lai, năm nay lại là năm cuối thi kiểu cũ nên em đã bảo lưu kết quả học ở trường, đặt quyết tâm thi lại lần này”.

Quyết tâm cao nhưng Vân Anh cũng có không ít nỗi lo, đặc biệt là trong kỳ thi “bậc thềm” năm nay: “Vì là kì thi cuối cùng trước khi đổi mới nên số lượng thí sinh dự thi tăng, tỷ lệ chọi cũng lớn hơn cộng với việc phải ôn lại kiến thức một mình khiến bản thân em thấy áp lực và căng thẳng vô cùng”. Vân Anh chia sẻ, đây có thể là cơ hội cuối cùng để em được học ngành Y mà bản thân đã mong ước từ lâu.

Cùng tâm lý lo lắng, Trương Hà Phương (sinh viên năm nhất trường Đại học Sài Gòn) tâm sự: “Đây là lần đầu em tự đăng ký thi mà không có sự giúp đỡ của ai. Năm ngoái em được nhà trường hỗ trợ nộp hồ sơ, còn giờ em phải tự đi hỏi thăm các thầy cô cũ, tìm hiểu thông tin trên mạng để có thể nộp hồ sơ đúng thời gian quy định”.

“Việc ôn thi lại của em cũng rất vất vả khi em đã hổng kiến thức 1 năm, giờ phải tự học lại kiến thức 3 năm cấp 3. Em cũng được ba mẹ ủng hộ, tìm các lớp ôn thi cho ôn luyện vô cùng tốn kém nhưng em phải nỗ lực hết mình vì đây như là cơ hội cuối của bản thân để đổi ngành học”, Hà Phương chia sẻ thêm.

Chị Hạnh, mẹ của Hà Phương cho biết, gia đình hiểu năm nay là kì thi cuối trước thềm thay đổi nên luôn ủng hộ và động viên con theo ngành mình thích, đồng thời hỗ trợ cho con hết khả năng nhưng cũng cảm thấy xót khi con sáng phải đi học, tối tới lớp ôn thi, về nhà lại tự học đến khuya.

Áp lực không chỉ đến từ thay đổi quy chế mà còn từ việc cạnh tranh với các lứa sau khi nhiều em học sinh từ cấp 2, cấp 3 đã định hướng sử dụng chứng chỉ Tiếng Anh, ôn thi đánh giá năng lực, xét học bạ… để xét tuyển Đại học, qua đó làm giảm ít nhiều chỉ tiêu vào các trường top đầu.

“Em cảm thấy áp lực đồng trang lứa khi ai cũng đều chuẩn bị ra trường đi làm, mình lại ôn để thi lại từ đầu, nếu thi trượt thì năm sau khó có cơ hội tiếp tục, lại mất đi 1 năm tuổi trẻ, mất đi nhiều cơ hội trong tương lại. Điều này làm em khó tập trung ôn luyện”, bạn Đặng Đạt, người đã đăng ký dự thi lại năm thứ 2 bày tỏ.

Không chỉ thí sinh tự do, các em học sinh lớp 12 mới chính là những người căng thẳng nhất khi chuẩn bị bước vào kì thi định mệnh, lại cũng chính là kì thi gần gũi cuối cùng cho bản thân.

“Em xác định rõ đây là lần thi cuối theo chương trình học của mình, nếu sẩy chân thì xác suất làm lại vào những năm sau là rất ít. Em sẽ nỗ lực hết mình để đạt kết quả tốt nhất, không để thầy cô và cha mẹ phụ lòng”, bạn Nguyễn Tâm Giao (học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ) đặt mục tiêu.

Nhiều thí sinh TP HCM rất áp lực với kì thi năm nay
Nhiều thí sinh TP HCM rất áp lực với kì thi đại học năm nay (Ảnh minh hoạ)

Cô Nguyễn Hiền, giáo viên cấp 3 tại TP HCM nhận định giai đoạn này chính là thời điểm để các bạn hệ thống lại kiến thức, chuẩn bị tâm lý tự tin để bước vào kì thi: "Khoảng 10 ngày nữa là diễn ra kì thi đại học năm 2024, thời điểm này các bạn cần hệ thống lại kiến thức, tập trung tối đa cho việc ôn luyện".

Theo cô Hiền, những em thí sinh tự do cần có phương pháp ôn luyện lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy, luyện các kĩ năng thi trắc nghiệm, rèn lại các dạng bài trong đề, tập tính nhanh...

Cô Hiền tâm sự: “Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kết quả kì thi. Thay vì lo lắng, căng thẳng, thí sinh nên tập trung học tập, nghỉ ngơi khoa học. Cha mẹ cũng cần để ý đến các con giai đoạn này, không nên tạo áp lực mà cần động viên, chia sẻ khó khăn để cùng con vượt qua thử thách".

Đọc thêm

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm