Phấn đấu từng bước giảm tỷ lệ mù loà
Trong năm 2025, Sở Y tế Hà Nội phấn đấu giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,3 người/1000 dân, trong đó giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 14 người/1000 dân; tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,9 người/1000 dân và trên 90% người mù do đục thể tuỷ tinh được phẫu thuật thay thủy tinh; trên 60% người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt; tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và chỉnh kính đạt trên 80%.
Sở Y tế giao Bệnh viện Mắt Hà Nội là đơn vị thường trực triển khai thực hiện để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phòng chống mù loà trên địa bàn thành phố.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Đơn vị này phối hợp các cơ quan truyền thông và các đơn vị có liên quan trong ngành, cung cấp thông tin và tổ chức tốt công tác tuyên truyền phòng chống mù loà, tầm quan trọng của khám sàng lọc phòng chống mù loà. Chủ động tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám tại bệnh viện.
Bệnh viện thực hiện đào tạo, tập huấn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế cơ sở và các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan.
Đồng thời, các đơn vị phối hợp UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các Trung tâm Y tế (TTYT) và các đơn vị liên quan tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm các bệnh về mắt có khả năng gây mù như mộng, quặm, đục thể thuỷ tinh, glocom, bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh mắt trẻ em, tật khúc xạ… lập danh sách bệnh nhân để theo dõi, quản lý và có kế hoạch can thiệp.
Song song với đó, bệnh viện sẽ hướng dẫn TTYT và trạm y tế cập nhật đầy đủ danh sách người có bệnh về mắt đã được phát hiện vào quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử tại y tế xã, phường, thị trấn.
Với các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế cần tổ chức khám sàng lọc tại cơ sở, phát hiện các bệnh gây mù, đưa vào quản lý theo dõi, chuyển tuyến điều trị những bệnh cần can thiệp: đục thể thủy tinh, mộng, quặm, glocom, bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh mắt trẻ em, tật khúc xạ...
Trong kế hoạch 126/KH-UBND ngày 23/4/2024 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống mù loà đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội có đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người/1000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1000 dân. Ngoài ra, kế hoạch cũng đặt mục tiêu: Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người/1000 dân, trong đó: tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%; tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%; tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi"

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

Cần ban hành chính sách cụ thể để bảo vệ nhân viên y tế

Tăng cường hợp tác chăm sóc sức khỏe với Pfizer Việt Nam

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

Kiểm tra đột xuất bếp ăn trường Tiểu học Nghĩa Tân

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc miễn viện phí cho toàn dân
