Phát động các chiến dịch tương tác về phòng, chống dịch bệnh
Mục đích của Kế hoạch số 525/KH-BYT nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về phòng, chống dịch bệnh, trong đó có các dịch bệnh truyền nhiễm cao điểm; định hướng công tác truyền thông theo từng đợt dịch đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả để kiểm soát và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
![]() |
Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng, chống dịch sốt xuất huyết |
Trong đó, kế hoạch tăng cường nội dung truyền thông chủ động các dịch bệnh theo mùa dịch và theo quý, khuyến cáo những biện pháp thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, vệ sinh cá nhân và môi trường sống; các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, cách ly, điều trị kịp thời; cung cấp thông tin vắc xin, lịch tiêm, đối tượng tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm phòng bệnh chủ động.
Đồng thời, nội dung truyền thông chú trọng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế (trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi).
Kế hoạch cũng tập trung truyền thông phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan như cúm mùa, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, đậu mùa khỉ (MPOX)...
Các nhóm giải pháp hoạt động trọng tâm được Bộ Y tế đề ra gồm xây dựng và phát hành bộ thông điệp, tài liệu truyền thông (infographic, audio clip, video clip...) phù hợp từng nhóm đối tượng, ưu tiên truyền thông cho nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người khuyết tật.
Đồng thời, Bộ Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông đa kênh: báo chí, truyền hình, mạng xã hội (Facebook, Zalo, YouTube…), truyền thông cộng đồng thông qua hội thảo, tọa đàm, phát tờ rơi, loa phát thanh, nói chuyện chuyên đề, lễ phát động, mít tinh...
Bộ Y tế cũng phát động các chiến dịch truyền thông tương tác, cuộc thi trực tuyến, truyền thông đồng hành với các sự kiện quốc tế như Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (25/4), Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6), Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9)...
Cùng với đó, Bộ tăng cường truyền thông nội bộ trong hệ thống y tế, đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong mạng lưới truyền thông ngành y tế các cấp, từ Trung ương tới tuyến cơ sở; phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin sai lệch, tin giả, bảo đảm luồng thông tin chính thống, minh bạch và thống nhất.
Trong quá trình diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế sẽ triển khai cơ chế chia sẻ thông tin kịp thời, giúp các địa phương, đơn vị y tế và cộng đồng có phản ứng nhanh, chính xác.
Bộ Y tế giao các viện chuyên ngành, cơ sở y tế tuyến Trung ương và địa phương, Sở Y tế các tỉnh, TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể phù hợp với tình hình thực tế; tích cực phối hợp cùng chính quyền, cơ quan truyền thông để bảo đảm truyền thông phòng, chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả, xuyên suốt trong năm 2025.
Tin liên quan
Đọc thêm

Cấp cứu cô gái trẻ sốc nhiễm khuẩn, biến chứng viêm phổi cấp

Nhập viện điều trị da sau khi xăm "kín" người

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả
