Tag

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Điện ảnh 03/02/2022 10:18
aa
TTTĐ - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại thông minh, thế hệ trẻ không còn nhiều mặn mà với nghệ thuật truyền thống này.
Có một làng chiêng phía bên kia núi… Chính phủ gửi gắm đồng bào Tây Nguyên sứ mệnh giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng Thủ tướng chỉ đạo về Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2018 Lịch sử cồng chiêng Tây Nguyên và đồn điền cà phê Cada Festival Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ tổ chức luân phiên tại 5 tỉnh Tây Nguyên
Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa Tây Nguyên
Cồng chiêng - nét đẹp văn hóa Tây Nguyên

Nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang

Xác định công tác bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng đóng vai trò quan trọng, các nghệ nhân cồng chiêng tại Kon Tum đã nỗ lực mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang cho các bạn trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Lớp học cồng chiêng tại làng du lịch cộng đồng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được tổ chức từ ngày 2/11, do Nghệ nhân ưu tú Y Lim, Trưởng đoàn cồng chiêng của làng trực tiếp giảng dạy. Lớp học có hơn 30 học viên là người trong làng, em nhỏ nhất sinh năm 2010. Tham gia lớp học, các học viên được tập ba tiết mục, trong có hai bài múa xoang và đánh cồng chiêng với tên gọi chào đón khách và mừng lúa mới, tiết mục còn lại là một bài hát giao duyên.

Dạy và học cồng chiêng
Dạy và học cồng chiêng

Em Y Đinh Đinh (sinh năm 2010, trú làng Kon Bring) cho biết, em được dạy và thực hiện thuần thục các bài múa xoang, múa Trung Thu cùng anh, chị lớn tuổi hơn. Em rất vui vì được cùng các nghệ nhân trong làng thực hiện điệu múa truyền thống của dân tộc Mơ Nâm (một nhánh của người Xê Đăng).

Em A Phim (sinh năm 2007, trú làng Kon Bring) vui vẻ cho biết, em được Nghệ nhân Ưu tú Y Lim vận động tham gia lớp học từ lâu nhưng đến nay mới có điều kiện học. Tham gia lớp học, em được dạy đánh cồng chiêng. Ban đầu, em cảm thấy rất khó, song sau khi được chỉ dạy em dần tự tin hơn. Đến nay, em đã thuần thục sử dụng chiêng để đánh hai bài cồng chiêng của lớp học.

Dạy và học cồng chiêng
Dạy và học cồng chiêng

Theo Nghệ nhân Ưu tú Y Lim, trước đây, đánh cồng chiêng, múa xoang luôn được các thế hệ người Mơ Nâm trong làng gìn giữ, phát huy, sử dụng trong lễ hội của làng như lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, đến năm 2011, các bài múa xoang, đánh cồng chiêng dần bị mai một, không còn nhiều người biết biểu diễn. Trước thực tế đó, từ năm 2014, bà đã thành lập đoàn cồng chiêng của làng để phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng cũng như giảng dạy cho thế hệ trẻ. Bên cạnh việc trực tiếp giảng dạy, Nghệ nhân Ưu tú Y Lim mời nghệ nhân từ làng khác sang giảng dạy cồng chiêng và múa xoang cho học viên để các bài múa phong phú, đa dạng hơn.

Qua lớp học, các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị, quảng bá hình ảnh đến du khách, nhất là trong bối cảnh làng Kon Bring đã được công nhận là làng du lịch cộng đồng từ nhiều năm nay.

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

Góp phần khôi phục, gìn giữ văn hóa truyền thống

Già A Thui, làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà) cũng thành lập Câu lạc bộ dân gian từ năm 2017 để truyền thụ nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc Rơ Ngao (một nhánh của người Bahnar) cho thế hệ trẻ; trong đó, đánh cồng chiêng và múa xoang là bộ môn nghệ thuật chính được già A Thui giảng dạy. Dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm của mình, đến nay, Câu lạc bộ dân gian đã hướng dẫn cho gần 100 người, trong đó có hơn 65 trẻ tại làng Kon Trang Long Loi biết và có thể biểu diễn các giai điệu cồng chiêng, múa xoang và một số nhạc cụ truyền thống khác của dân tộc.

Theo bà Đậu Ngọc Hoài Thu, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, thực hiện dự án "Phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Văn hóa cồng chiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" trong cam kết của Việt Nam với UNESCO, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020".

Kon Tum nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng
Kon Tum nỗ lực bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng

Đề án có hoạt động mở lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang trong đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm truyền lại kỹ năng, kỹ thuật về diễn tấu cồng chiêng, kỹ năng múa xoang truyền thống trong đồng bào các dân tộc, nhất là các làng không có cồng chiêng để góp phần khôi phục, gìn giữ văn hóa truyền thống tại các làng không có cồng chiêng này. Nhờ đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã tổ chức 99 lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, múa xoang cho hàng ngàn người. Thời gian mở lớp truyền dạy khoảng từ một đến ba tháng; sau khi hoàn thành, mỗi lớp có thể diễn tấu từ 4 đến 5 bài cồng chiêng, múa xoang.

Ngoài ra, nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang do chính đồng bào các dân tộc tự chủ động tổ chức thực hiện… Riêng năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc mở lớp dạy cồng chiêng, múa xoang không nhiều, chỉ diễn ra ở một số làng "an toàn" với dịch.

Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi
Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi

Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đánh giá, việc mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang đã mang lại hiệu quả rất khả quan trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang đã tạo sự lan tỏa, tính kế thừa trong lớp trẻ công tác bảo tồn, phát di sản văn hóa cồng chiêng thể hiện ở việc ngày càng nhiều đội cồng chiêng, múa xoang nhí trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí, nhiều trường học trên địa bàn đã duy trì đội cồng chiêng, góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còng chiêng trong giai đoạn hiện nay, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng
Phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng

"Trong năm 2021, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025"; Trong đó, có nội dung tổ chức mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho các làng đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ không còn duy trì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; Đặc biệt, ưu tiên cho các thế hệ trẻ tham gia nhằm tạo sự kế thừa về giá trị di sản văn hóa cồng chiêng qua các thế hệ", bà Đậu Ngọc Hoài Thu khẳng định.

Đọc thêm

BigDaddy hé lộ album đầu tay kết hợp Hồng Nhung đậm chất Hà Nội Điện ảnh

BigDaddy hé lộ album đầu tay kết hợp Hồng Nhung đậm chất Hà Nội

TTTĐ - Sau khi tung MV "Mưa thâm lặng giời" kết hợp với GREY D, rapper BigDaddy thông báo sẽ ra mắt album đầu tay mang tên "Nhân trần" vào ngày 13/11 tới. Đây là dự án tâm huyết sau 17 năm cầm mic của BigDaddy, phác họa bức chân dung về nam rapper qua những năm tháng trưởng thành.
Chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh cần kỹ lưỡng, sáng tạo Điện ảnh

Chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh cần kỹ lưỡng, sáng tạo

TTTĐ - Tại Hội thảo “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024, các vị khách mời đã thảo luận những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh.
Trần Bảo Sơn làm đạo diễn dự án phim tình cảm - hành động Điện ảnh

Trần Bảo Sơn làm đạo diễn dự án phim tình cảm - hành động

TTTĐ - Sau nhiều năm dấn thân với đam mê điện ảnh, diễn viên - nhà sản xuất Trần Bảo Sơn công bố thử sức với vai trò đạo diễn, tìm kiếm tài tử, giai nhân cho dự án phim "Con đường vô tận" (Endless Road) anh dành nhiều tâm huyết.
Nâng tầm chất lượng và quy mô, điểm hẹn điện ảnh thế giới Điện ảnh

Nâng tầm chất lượng và quy mô, điểm hẹn điện ảnh thế giới

TTTĐ - Tối 7/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 long trọng khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm, truyền hình trực tiếp trên kênh H1 (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội). Tổ chức lần thứ VII, Liên hoan phim đã được nâng tầm cả về chất lượng và quy mô, thu hút được nhiều bộ phim đa sắc màu, phong cách thể hiện độc đáo, sáng tạo và trở thành một trong những Liên hoan phim quốc tế lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam.
Khán giả rung động với "Ngày xưa có một chuyện tình" Điện ảnh

Khán giả rung động với "Ngày xưa có một chuyện tình"

TTTĐ - Được chọn chiếu khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024, "Ngày xưa có một chuyện tình" để lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả.
Trương Ngọc Ánh rạng rỡ đón Chủ tịch Ban Giám khảo William Pfeiffer Điện ảnh

Trương Ngọc Ánh rạng rỡ đón Chủ tịch Ban Giám khảo William Pfeiffer

TTTĐ - Trưa 7/11, diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh đã có mặt tại sân bay quốc tế Nội Bài đón tiếp ông William Pfeiffer đến Việt Nam với vai trò Chủ tịch Ban Giám khảo Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 (HANIFF VII).
Gần 70 dự án phim quốc tế tranh tài tại Hà Nội Điện ảnh

Gần 70 dự án phim quốc tế tranh tài tại Hà Nội

TTTĐ - Sau thành công của Chợ Dự án lần thứ 4 tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2022, năm nay, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiếp tục phối hợp với công ty BHD và Vietnam Media Corp tổ chức Chợ Dự án trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024. Lễ khai mạc Chợ Dự án diễn ra sáng 7/11 tại Hà Nội.
Dàn Giám khảo nổi tiếng của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội Điện ảnh

Dàn Giám khảo nổi tiếng của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

TTTĐ - Ban Giám khảo của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024 có nhiều thành viên nổi tiếng của điện ảnh thế giới. Hứa Vĩ Văn và Nguyễn Phan Linh Đan là hai giám khảo Việt Nam cùng tham gia chấm chọn các tác phẩm ở hạng mục Phim ngắn và Phim dài.
Văn hóa Hà Nội sẽ lan tỏa mạnh mẽ qua Liên hoan phim quốc tế Điện ảnh

Văn hóa Hà Nội sẽ lan tỏa mạnh mẽ qua Liên hoan phim quốc tế

TTTĐ - "Hà Nội đã chuẩn bị mọi điều kiện để giới thiệu tới bạn bè quốc tế hình ảnh một Thủ đô có bề dày văn hóa, đậm đà bản sắc đồng thời cũng rất năng động và hiện đại" - đồng chí Lê Thị Ánh Mai phát biểu tại buổi họp báo Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra sáng 5/11 tại Hà Nội.
100 tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ HANIFF VII Điện ảnh

100 tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ HANIFF VII

TTTĐ - Ngày 2/11, tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân tình nguyện viên hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
Xem thêm