Tag

Phát huy vai trò tiên phong của Việt Nam trong giữ vững môi trường hòa bình

Tin tức 14/12/2021 10:38
aa
TTTĐ - Nhìn tổng thể, đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực phát huy vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hoà bình; Chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; Huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Đối ngoại Việt Nam nâng tầm vị thế quốc gia Tạo sự thống nhất trong nhận thức, quán triệt đường lối đối ngoại trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Tăng cường chia sẻ và gắn kết trong công tác đối ngoại Nhân dân

Huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài

Trình bày báo cáo về thành tựu trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước tập trung vào 5 năm qua (2016 - 2021), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, phát huy mạnh mẽ tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI (năm 1986) và dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng, đối ngoại thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước trong 35 năm qua.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm, chủ động triển khai và đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực, toàn diện nổi bật.

Đối ngoại đã phát huy vai trò tiên phong của Việt Nam trong giữ vững môi trường hòa bình
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trình bày báo cáo tại hội nghị

Trong đó, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện thể chế để triển khai đồng bộ đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế; Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, nâng tầm quan hệ với các đối tác; Đưa các mối quan hệ này ngày càng phát triển đi vào chiều sâu trên cơ sở tăng cường tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác.

Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước; Các đoàn thể, tổ chức Nhân dân có quan hệ với hàng nghìn tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài.

Trong đại dịch COVID-19, chúng ta đã triển khai quyết liệt, kịp thời và hiệu quả công tác ngoại giao y tế, vắc xin trên cả kênh song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã nhận được trên 151 triệu liều vắc xin (đạt 100% mục tiêu đề ra), góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch hiệu quả đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam cũng đã kịp thời viện trợ vật tư y tế và tài chính cho trên 50 quốc gia và tổ chức quốc tế, qua đó thể hiện rõ vai trò "thành viên có trách nhiệm" trong cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, đối ngoại góp phần tạo dựng và duy trì vững chắc môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã cơ bản xây dựng được đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với tất cả các nước láng giềng.

Đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng được đẩy mạnh, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước. Đến nay, Việt Nam đã gia nhập và ký kết hơn 80 điều ước quốc tế đa phương; Là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu; Đã và đang tham gia hiệu quả vào xây dựng cộng đồng ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong củng cố đoàn kết nội khối, đẩy mạnh quan hệ của ASEAN với các đối tác.

Ngoài ra, đối ngoại góp phần thu hút nguồn lực to lớn từ bên ngoài để phát triển đất nước. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 224 thị trường và đối tác. 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Với mạng lưới 15 FTA đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Việt Nam là một trong số ít nước tham gia hầu hết các liên kết kinh tế quan trọng. Các thị trường mà Việt Nam có FTA đều tăng trưởng xuất khẩu tốt. Mạng lưới FTA cũng đưa Việt Nam tham gia sâu hơn và trở thành mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Nhờ liên kết kinh tế sâu rộng, năm 2021, mặc dù kinh tế thế giới rất khó khăn, kim ngạch thương mại của Việt Nam vẫn vượt mốc 600 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài đã ký từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay đạt khoảng 400 tỷ USD.

Các lĩnh vực công tác đối ngoại như ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân được triển khai toàn diện, chủ động, tích cực cả về chủ trương, chính sách cũng như trên thực tiễn. Đối ngoại được triển khai ngày càng đồng bộ trên tất cả các trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân; Trên các lĩnh vực: Chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ… từ Trung ương đến địa phương. Cơ chế phối hợp trong công tác đối ngoại ngày càng hoàn thiện.

Nhìn tổng thể, đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị; Đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ như: Phát huy vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc; Bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa; Chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; Huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Đại biểu dự tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội
Đại biểu dự tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội

5 bài học kinh nghiệm đối ngoại

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, từ những kết quả đã đạt được, có thể rút ra 5 bài học kinh nghiệm: Thứ nhất, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và toàn bộ hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đối với mọi thắng lợi của công tác đối ngoại, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên mặt trận đối ngoại.

Thứ hai, nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; Vừa hợp tác vừa đấu tranh; Kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến ứng vạn biến"; Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thứ ba, chiến lược đối ngoại của Việt Nam đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Gắn kết hài hoà, chặt chẽ, có hiệu quả với đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đặt sự phát triển của đất nước vào dòng chảy của thời đại, từ đó xây dựng, triển khai các đường lối, chính sách phù hợp, phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, đánh giá và dự báo đúng tình hình trong nước và quốc tế; Không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc và xu thế thời đại.

Thứ năm, nắm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước. Từ phá thế bao vây cấm vận, tiến tới chủ động thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, thiết lập các khuôn khổ hợp tác bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện.

Đọc thêm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ Quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ

Sáng 1/10/2024, tại Thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cán bộ, nhân viên và cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ.
Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới Tin tức

Đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Sáng 1/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 và Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).
Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính bảo đảm khả thi, hiệu quả Tin tức

Khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính bảo đảm khả thi, hiệu quả

TTTĐ - Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt Đảng Tin tức

Phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt Đảng

TTTĐ - Việc tổ chức thí điểm sinh hoạt chi bộ theo tổ đảng đã thúc đẩy và phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt đảng, từng bước khắc phục những hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đặc biệt, việc sinh hoạt chi bộ tạo không khí dân chủ, thẳng thắn, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa các đảng viên trong chi bộ…
Thăm hỏi các cựu chiến binh tham gia giải phóng Thủ đô Tin tức

Thăm hỏi các cựu chiến binh tham gia giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng 30/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà các gia đình thương binh, cựu chiến binh tại quận Cầu Giấy và quận Ba Đình, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân Tin tức

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân

TTTĐ - Sáng 30/9, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước cho 3765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù...
Khoảng 3.000 đại biểu dự kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Khoảng 3.000 đại biểu dự kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 286/KH-UBND về việc tổ Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ TP Hà Nội năm 2024 Tin tức

Khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ TP Hà Nội năm 2024

TTTĐ - Ngày 29/9, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sắp thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp Quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sắp thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp

Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp từ ngày 30/9 - 7/10, Bộ Ngoại giao thông báo.
Hà Nội hoàn thành diễn tập thực binh phòng thủ dân sự Tin tức

Hà Nội hoàn thành diễn tập thực binh phòng thủ dân sự

TTTĐ - Ngày 28/9, TP Hà Nội tiến hành diễn tập thực binh phòng thủ dân sự trong diễn tập Khu vực phòng thủ năm 2024 (HN-24).
Xem thêm