Phòng ngừa chuẩn và giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
![]() |
TS.BS Trương Anh Thư, Phó trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiễm khuẩn được coi là NKBV khi ngày biến cố xuất hiện sau 2 ngày tính từ ngày nhập viện (ngày nhập viện là ngày 1).
Ngày biến cố là ngày xuất hiện dấu hiệu/ triệu chứng đầu tiên đáp ứng một trong số các tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn. Điều tra cắt ngang NKBV được tiến hành lần này nhằm xác định tỉ lệ mắc, tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến NKBV. Bên cạnh đó lập kế hoạch tăng cường kiểm soát NKBV; Đối tượng điều tra cắt ngang là mọi bệnh nhân nội trú có thời gian nằm viện từ 2 ngày trở lên, kể cả bệnh nhân xuất viện trong ngày điều tra.
Gần 100 học viên tham gia tập huấn “Phòng ngừa chuẩn và giám sát NKBV”
NKBV là một trong những nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng tỉ lệ người bệnh tử vong, tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, tăng chi phí dùng thuốc và tăng gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ thống y tế.
Đặc biệt, NKBV do vi khuẩn đa kháng kháng sinh khó điều trị, khó kiểm soát lây truyền và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do làm tăng gấp 2 lần ngày nằm viện, chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong (30-40%).
Để kiểm soát tình trạng NKBV, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình vô khuẩn trong chăm sóc người bệnh; Phát hiện và tổ chức cách ly sớm bệnh nhân NKBV để phòng ngừa lan truyền các vi khuẩn đa kháng kháng sinh; Bên cạnh đó, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng kiểm soát nhiễm khuẩn: nơi xử lý đồ bẩn, phương tiện vệ sinh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải.
Những khu vực cần tập trung nguồn lực là các đơn vị Hồi sức tích cực, cấp cứu, chống độc, nhi sơ sinh và ngoại khoa... Duy trì phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản phục vụ công tác vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải…
“Tăng cường phòng ngừa chuẩn kết hợp dự phòng theo đường tiếp xúc là những kỹ năng thực hành KSNK cơ bản cần được thực thi tốt; Duy trì kiểm tra, giám sát chủ động NKBV và tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn để đề xuất can thiệp kịp thời làm giảm tỷ lệ NKBV và cải thiện tuân thủ thực hành KSNK ở NVYT, đồng thời phối hợp chặt chẽ với khoa Vi sinh để phát hiện, cách ly kịp thời vi khuẩn đa kháng kháng sinh và có liệu pháp điều trị kháng sinh phù hợp...” là những thông điệp được nhấn mạnh trong khóa tập huấn này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng

Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm

Việt Nam thành công thanh toán bệnh mắt hột

Gửi gắm tin yêu, trao nụ cười tỏa sáng

Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam

Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam

Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi

Người lớn nhiều bệnh nền mắc sởi dễ diễn biến nặng

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai
