Tag

Phụ huynh với trăm nỗi bất an trước thềm năm học mới

Giáo dục 23/08/2021 16:18
aa
TTTĐ - Thu nhập giảm sút thậm chí là mất nguồn thu do không có việc làm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thay vì rộn ràng chuẩn bị năm học mới cho con như mọi năm, nhiều gia đình đang bất an với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền. Tiền mua sách vở, đồ dùng học tập, chiếc máy tính cho con học online trở thành gánh nặng đối với nhiều gia đình trẻ…
Video hướng dẫn phụ huynh đăng ký tuyển sinh trực tuyến trường THCS Nguyễn Tri Phương 30 số máy điện thoại hỗ trợ phụ huynh Hà Nội đăng ký tuyển sinh đầu cấp Hà Nội đã sẵn sàng hỗ trợ phụ huynh đăng ký tuyển sinh trực tuyến

Tiền đâu mua máy tính?

Kể từ ngày các phương tiện truyền thông đăng tải thông tin học sinh chuẩn bị khai giảng năm học mới trực tuyến vào ngày 5/9, chính thức bước vào học bằng hình thức học online ngày 6/9, khuôn mặt chị Trần Thị Lan (ở quận Hà Đông, Hà Nội) không thể nặn nổi một nụ cười.

Lòng chị rối như canh hẹ khi biết bao khoản chi tiêu đang đè nặng lên vai mà thu nhập mỗi ngày một giảm sút. “Giờ biết lấy đâu ra tiền mua cho 2 đứa con 2 cái máy tính để mà học online?”, chị Lan thẫn thờ.

Phụ huynh với trăm nỗi bất an trước thềm năm học mới
Tiền đâu mua máy tính cho con là một trong muôn vàn nỗi lo của phụ huynh trước thềm năm học mới

Là lao động tự do mưu sinh bằng nghề cắt tóc gội đầu, cả năm nay dịch bệnh cứ giảm rồi lại tăng, được phép mở cửa hàng rồi lại bất thình lình đóng cửa, chị gần như mất hẳn nguồn thu từ nghề. Chồng chị cũng chẳng khá khẩm gì hơn khi làm nghề lái xe taxi. Dịch bệnh, xe nằm đắp chiếu, lãi ngân hàng mỗi tháng hơn chục triệu đồng đã đủ làm vợ chồng chị “toát mồ hôi hột”.

“Mắc kẹt giữa thành phố, 4 miệng ăn người lớn cũng là nỗi chật vật không nhỏ. Giờ năm học mới đến, tôi còn chưa biết mua sách mua vở cho con kiểu gì. Rồi tiền đâu mua máy tính cho các con học online trong bối cảnh nhiều hôm nắng nóng cũng không dám bật điều hòa quá lâu để tiết kiệm điện?”, chị Lan trải lòng.

Cùng chung hoàn cảnh với chị Lan, chị Nguyễn Thị Xuân Hương (ở Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) mấy ngày nay cũng bần thần vì chuyện con đi học. Thuê trọ để làm may ở Hà Nội, dịch bệnh khiến công việc ngừng trệ, thu nhập không có. Tiền ăn, tiền nhà với 2 mẹ con chị Hương đã khó khăn lắm rồi. Giờ thêm chuyện học online của con khiến lòng chị càng phấp phỏng không yên.

Chị Hương chia sẻ: “Con tôi năm nay mới bắt đầu vào lớp 1. Đủ thứ phải lo, nào là tiền mua sách giáo khoa mới, đồ dùng học tập, tiền đóng học. Mấy triệu đồng tôi đã phải xoay sở rất khó khăn. Giờ lại thêm cái máy tính cả chục triệu đồng, rồi phải nối mạng internet, tôi sợ mình không kham nổi”.

Niềm hy vọng mong manh

Trước thềm năm học mới, trăm khoản tiền phải lo, nghìn việc phải chuẩn bị cho con đến trường. Trong đó, tiền học phí, tiền sách là những khoản khiến phụ huynh phấp phỏng. Đặc biệt, giá sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022 tăng gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 4 lần.

Với nhiều phụ huynh, tiền sách vở, tiền cơ sở vật chất, đồng phục học sinh… là những khoản chi phí lớn nhất đầu năm học mới.

Phụ huynh với trăm nỗi bất an trước thềm năm học mới
Để tiết kiệm chi phí tối đa, nhiều phụ huynh tìm đến các diễn đàn, mạng xã hội để mua lại sách giáo khoa cũ cho con dùng

Không dám nghĩ đến những bộ sách mới, máy tính mới cho con, nhiều ngày nay, chị Lan thông qua các hội nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội tìm mua cho con bộ sách giáo khoa cũ, máy tính đã qua sử dụng với hy vọng “tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy”.

Chị Lan chia sẻ: “Vào năm học mới còn hàng trăm khoản tiền phải đóng góp nên tôi cũng chỉ biết cách giật gấu vá vai, khắc phục bằng mọi cách để tiết kiệm chi tiêu một cách tối đa. Tôi chỉ mong Nhà nước sớm đưa ra chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền học phí, giảm giá sách giáo khoa để hỗ trợ những gia đình đông con đi học, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh”.

Không chỉ lo tiền cho con đi học, với nhiều gia đình có con bước vào lớp 1, việc học online đang trở thành một gánh nặng đặt lên vai phụ huynh. Chị Trần Phương Linh (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Với học sinh lớp 1, học online các con sẽ học kiểu gì trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm để lo cơm, áo, gạo, tiền? Các con chưa biết đọc, chưa biết viết, thói quen học tập, khả năng tập trung chú ý chưa được hình thành nên sẽ rất bất cập nếu tổ chức học trực tuyến. Gánh nặng học hành vô hình bị đẩy về phía phụ huynh trong khi không phải gia đình nào cũng có điều kiện, có người để kèm cặp con cái từng chút”.

Với ý kiến và quan điểm trên, chị Linh cũng như nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 khác mong muốn ngành Giáo dục thay đổi hình thức dạy học phù hợp với học sinh lớp 1 hoặc lùi hẳn thời gian học đối với đối tượng này để đảm bảo chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.

Trước đó, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, khi ban hành khung thời gian kế hoạch năm học 2021 - 2022, Bộ cho phép các địa phương linh động tự quyết định lịch tựu trường phù hợp với tình hình thực tế.

Các tỉnh có thể điều chỉnh sớm hơn hoặc muộn hơn 15 ngày. Khi đó, các mốc thời gian trong năm học cũng tịnh tiến và thời điểm kết thúc năm học cũng lùi 15 ngày. Trường hợp dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, các tỉnh, thành sử dụng hết thời gian 15 ngày thì cần căn cứ tình hình cụ thể từng địa bàn để quyết định lịch học.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học lưu ý các địa phương cần hạn chế việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1. Nếu phải tổ chức dạy học online, các trường, giáo viên cần chọn hình thức phù hợp tâm lý lứa tuổi các em, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, khả năng cung ứng cũng như khả năng dạy. Điều này nhằm giúp các em bước đầu làm quen quá trình học tập, hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng một cách máy móc.

Trong trường hợp phải học trực tuyến, Bộ đã thiết kế sẵn các video dạy môn Tiếng Việt phát trên VTV7 giúp học sinh dễ dàng học âm học vần. “Với lớp 1, các địa phương, các trường cần tận dụng tối đa, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn của bộ để triển khai phù hợp từng đối tượng, từng địa bàn", ông Tài nói.

Đọc thêm

Hôm nay (21/4), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Hôm nay (21/4), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Từ ngày 21/4, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT năm 2025; thời gian đăng ký đến 17 giờ ngày 28/4.
GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới Giáo dục

GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

TTTĐ - Đội tuyển GreenAms 24751 của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã làm nên kỳ tích khi giành danh hiệu Á quân thế giới cuộc thi The FIRST Tech Challenge World Championship 2025.
Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm Giáo dục

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025 tại trường THPT Thọ Xuân, Đan Phượng. Chương trình có sự tham gia của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó gian hàng tư vấn của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thu hút đông đảo học sinh quan tâm, đặc biệt là với nhóm ngành dễ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Xem thêm