Phụ nữ trong nền kinh tế số
Theo bà Đào Thị Lan Hương, CEO Học viện Công nghệ sáng tạo Teky, đơn vị của bà hiện đã áp dụng công nghệ vào việc phân tích số liệu để biết được hiệu quả công việc, từ đó nắm được phần nào cần khắc phục. Việc áp dụng công nghệ đã giúp nâng cao năng suất làm việc, tiết kiệm chi phí của đơn vị.
Bà Đào Thị Lan Hương |
Liên quan về chuyển đổi số, bà Hương chia sẻ: Lãnh đạo phải trực tiếp tham gia chuyển đổi số thay vì giao hết việc cho phòng chuyên môn. Bởi lãnh đạo hiểu được phương hướng, ngân sách của công ty trong khi nhân viên phải làm thêm việc trong khi vẫn phải đảm nhiệm công việc nên dễ có trường hợp báo cáo lại phần mềm “không phù hợp”.
Chuyển đổi số phải đồng thời ứng dụng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực nhân viên, ra quy định nội bộ vận dụng công nghệ, đặt ra kế hoạch và mục tiêu triển khai.
“Yếu tố then chốt là người lãnh đạo chứ không phải cán bộ thông tin hay nền tảng số”, bà Lan Hương cho hay.
Bà Nguyễn Thị Hoà |
Bà Nguyễn Thị Hoà, Viện trưởng Viện Chiến lược, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chia sẻ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách đặc thù, các chương trình ưu tiên lãi, phí hướng tới đối tượng nữ.
Nhân dịp đại hội, bà Hoà kiến nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ưu tiên hỗ trợ đối tượng phụ nữ yếu thế; tăng cường phối hợp với ngân hàng nhà nước để nâng cao năng lực tài chính cho hội viên; thúc đẩy tài chính toàn diện cho phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Trong khi đó, ông Đỗ Năng Khánh, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay, đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” đã đào tạo cho 1 triệu lao động nữ, vượt 300% chỉ tiêu do Quốc hội giao trong 2 năm trước COVID-19. Tỷ lệ có việc làm đạt 81% (vượt 11% mục tiêu Đề án). Sau học nghề, 75,6% phụ nữ được hỗ trợ vốn tự tạo việc làm, 12,64% được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 9,14% được doanh nghiệp tuyển dụng và 1,62% tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết…
Ông Đỗ Năng Khánh |
Tuy vậy, chưa có số liệu thống kê, nhu cầu đào tạo … chưa có chính sách hỗ trợ cho lao động nữ trung niên, khu vực kinh tế phi chính thức học nghề và chưa kèm nguồn lực; khả năng thích ứng chuyển đổi nghề nghiệp, rào cản giới…
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang thí điểm ngành nhiều lao động nữ tham gia đông nhưng đối mặt nguy cơ mất việc ở độ tuổi trung niên. Bộ cũng đổi mới cơ chế, chính sách, áp dụng công nghệ thông tin…Cụ thể vào năm 2025, tỉ lệ nữ sinh viên đạt 30% trong tuyển sinh mới, đến năm 2030 là hơn 40% trong tổng số chỉ tiêu ngành dạy nghề.
Quy hoạch mạng lưới các trường chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu … đã trình Chính phủ và thành lập hội đồng thẩm định. Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đưa ra ý kiến là giữ trường trung cấp đặc thù như thuộc các đoàn thể cần được giữ lại. Hiện, quy hoạch giảm 70% số trường Trung cấp.
Theo ông Khánh, đề án đào tạo lại, gắn với chuyển đổi việc làm cho 300.000 lượt người dưới 1 năm đối tượng là lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Dịp này, ông Khánh đề xuất Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần vận động hội viên, nhất là khu vực tự do, nông thôn chủ động khởi nghiệp, tạo việc làm; hướng các cơ sở giáo dục tự chủ tài chính; gắn kết nguồn lực gắn mô hình kinh tế tập thể…
Bà Hà Thị Thuý Hạnh |
Bà Hà Thị Thúy Hạnh, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ thị trường nông sản đã xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật Bản và trên 100 quốc gia khác. Phụ nữ sản xuất phần lớn nông sản và thực hiện tiêu chí sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, 39% chủ thể trong mô hình OCOP tại địa phương là phụ nữ. Theo bà Hạnh, phương thức số hóa, thanh toán điện tử đã hỗ trợ mô hình Thái Nguyên, Bình Dương, Bắc Giang, Hà Nội… Tuy vậy, nhiều nơi, phụ nữ còn khó khăn tiếp cận nguồn vốn, hạ tầng thông tin, hỗ trợ trên sàn tm điện tử.
Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng các thể chế chính sách đặc thù, cuộc vận động mỗi xã một sản phẩm, chú trọng trích xuất nguồn gốc nông sản, tiếp cận nguồn lực từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thí điểm các chợ an toàn; tạo thu nhập ngoài nông nghiệp cho phụ nữ nông thôn
“Để phụ nữ tiếp cận nguồn vốn sản xuất rất khó khăn nhất là vấn đề giải ngân, vấn đề vay tín dụng. Do đó việc phối hợp các bên ngân hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và chị em là rất cần thiết.
Bà Nguyễn Thị Minh Thuý |
Theo bà Nguyễn Thị Minh Thúy, đại diện Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương nhấn mạnh, Cục sẽ có triển khai nâng cao năng lực, nhận thức và hỗ trợ trực tiếp đầu ra sản phẩm; Xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số có nền tảng kết nối kinh doanh với một số tiêu chí cụ thể…
Sắp tới, các chương trình hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp lên sàn thương mại nội địa và quốc tế như Amazon, Alibaba… qua đó lựa chọn doanh nghiệp từng bước có tiềm năng xuất khẩu để lên các sàn để bán hàng. Cục sẽ làm cùng với doanh nghiệp khi vận hành gian hàng.