Tag

Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao để thực hiện các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp

MultiMedia 02/11/2022 18:31
aa
TTTĐ - Phải làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy để tăng khả năng lưu thoát nước trong mùa mưa và khi xảy ra lũ lụt; Đồng thời, quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu cụm công nghiệp...
Hà Nội: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm Các dự án tiêu thoát nước triển khai chậm gây ra tình trạng úng ngập Tình hình thời tiết bất thường, hệ thống thoát nước quá tải gây úng ngập cục bộ

Đó là một trong những chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra hôm nay (2/11).

Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao để thực hiện các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận hội nghị

Làm "sống lại" các dòng sông để tăng lưu thông thoát nước

Làm rõ thêm về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn TP Hà Nội đã được các đại biểu cho ý kiến tại hội nghị, Bí thư Thành ủy cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ TP nhận thấy: Tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên trên địa bàn TP.

Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan: Đó là sự vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa sâu sát của một số cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của TP; Việc đầu tư các công trình tiêu, thoát nước đô thị và nông thôn của thành phố theo quy hoạch còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra...

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác tiêu thoát nước trên địa bàn TP, Ban Chấp hành Đảng bộ TP giao Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương của TP khẩn trương rà soát, đánh giá sự phù hợp của các quy hoạch thủy lợi đối với sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay; Đặc biệt là khu vực các huyện được định hướng sẽ phát triển thành quận.

Trên cơ sở đó, TP nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống thủy lợi, quy hoạch thoát nước đô thị và nông thôn của TP Hà Nội, đảm bảo phù hợp, đồng bộ và hiệu quả.

Ban Chấp hành Đảng bộ TP cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị theo quy hoạch và các dự án công viên cây xanh có hồ điều hòa, đã được phê duyệt; Đồng thời, nghiên cứu việc nạo vét các hồ nước để tăng khả năng chứa nước, phục vụ việc thoát nước đô thị; Đặc biệt là tại địa bàn các quận, huyện có nhiều khu đô thị mới và các khu vực có mật độ dân cư cao như: Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân...

“Trước mắt, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP, các Sở, ngành liên quan của TP khẩn trương tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến tuyến kênh La Khê theo quy định hiện hành,sớm triển khai phần còn lại của dự án, đảm bảo trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được vận hành 100% công suất, phát huy hiệu quả trong tiêu thoát úng ngập cho lưu vực của Dự án”- Bí thư Thành ủy yêu cầu.

Đối với khu vực nông thôn, cần sớm có giải pháp nạo vét, khơi thông, xử lý ô nhiễm nguồn nước; Làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy để tăng khả năng lưu thoát nước trong mùa mưa và khi xảy ra lũ lụt...

Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu cụm công nghiệp...; Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư, địa phương xây dựng các khu công viên cây xanh có hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát nước đô thị khi xảy ra mưa lớn. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc khớp nối hệ thống thoát nước tại các khu đô thị mới, các khu dân cư... phải được thực hiện đồng bộ với hệ thống thoát nước chung của TP

Hoàn thành sửa đổi Luật Thủ đô trước ngày 31/12/2023

Bí thư Thành ủy cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ TP bước đầu đồng tình với 9 nhóm chính sách lớn theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND TP; Đồng thời đề nghị hoàn thành sửa đổi Luật Thủ đô trước ngày 31/12/2023.

Về quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), cần nhấn mạnh thêm quan điểm, định hướng sửa Luật Thủ đô lần này, đó là các nhóm chính sách, giải pháp đưa vào sửa Luật phải thực sự “khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành”. Bởi thực tiễn với nhiều quy định trong Luật Thủ đô hiện nay vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa được hiện thực hóa, cụ thể hóa bằng các quy định, chế tài cụ thể.

Các nhóm chính sách, giải pháp đề xuất đưa vào sửa Luật Thủ đô phải thể hiện rõ và luật hóa cho bằng được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo đúng Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị như: Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển (không chỉ dừng lại ở liên kết trong vùng Thủ đô); Xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực để phát triển mới cho Thủ đô…

Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao để thực hiện các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp
Quang cảnh hội nghị

Về các cơ chế, chính sách, các ý kiến đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, thuyết minh, làm rõ hơn nội hàm cụ thể của từng chính sách; Đồng thời đề xuất phải có cơ chế tăng cường phân cấp, phân quyền cho TP Hà Nội được chủ động quyết định các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực đất đai, kể cả tài chính đất đai, đầu tư, tài chính ngân sách, tạo nguồn lực để Thủ đô chủ động giải quyết các vấn đề liên kết vùng...

Nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ sở pháp lý quan trọng, mang tính đột phá cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng giao Ban Chấp hành Đảng bộ TP giao Ban cán sự Đảng UBND TP tiếp tục chỉ đạo UBND TP phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan để tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các Bộ, ngành Trung ương, trước khi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

Giao Đảng đoàn HĐND TP, Đoàn ĐBQH TP cùng với Ban Cán sự Đảng UBND TP phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, trình Quốc hội xem xét, thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo tiến độ đề ra.

Thực hiện chuyển đổi số trên từng địa bàn, lĩnh vực

Về dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ban chấp hành Đảng bộ TP nhìn nhận: Dự thảo Nghị quyết đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng bộ TP Hà Nội về xây dựng, phát triển Thủ đô; Về tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chủ trương, định hướng của Chính phủ về chuyển đổi số và thực tiễn yêu cầu của TP.

Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của Nghị quyết, đồng chí yêu cầu Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia, đóng góp xác đáng của các đại biểu tại Hội nghị; Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Ban Thường vụ Thành ủy ký ban hành theo Quy chế làm việc của Thành ủy.

Sau khi Nghị quyết được ban hành, các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của TP tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến rộng rãi Nghị quyết đến toàn bộ các cơ quan, tổ chức, địa phương và toàn thể cán bộ, đảng viên để nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi số, xây dựng TP thông minh, hiện đại.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu các cấp trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số, gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình; Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả;

Đồng thời, phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội, ngành nghề TP trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.

Đọc thêm

Sĩ tử bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 MultiMedia

Sĩ tử bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

TTTĐ - Sáng nay (27/6), hơn 1 triệu thí sinh cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với môn Ngữ văn. Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn là 120 phút. Bài thi gồm 3 phần: Đọc hiểu; Nghị luận xã hội; Nghị luận văn học.
Chân dung Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải MultiMedia

Chân dung Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải

TTTĐ - Ngày 25/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với đồng chí Nguyễn Thanh Hải.
Sứ mệnh và khát vọng Emagazine

Sứ mệnh và khát vọng

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Quốc Minh đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô những trao đổi quý báu về nghề báo và nhiệm vụ cốt lõi của báo chí Việt Nam trong thời gian tới.
Đáng khao khát như bộ sưu tập đặc quyền tinh hoa tại Sun Symphony Residence Infographic

Đáng khao khát như bộ sưu tập đặc quyền tinh hoa tại Sun Symphony Residence

TTTĐ - Sống sang – sống tiện nghi – sống - sống đẳng cấp với bộ sưu tập “đặc quyền” có 1-0-2 tại Sun Symphony Residence – nốt - nốt SOL trong bản giao hưởng bên sông Hàn, Đà Nẵng.
Bài 5: Hoà Nhịp nét văn hoá Tràng An, xứ Đoài Emagazine

Bài 5: Hoà Nhịp nét văn hoá Tràng An, xứ Đoài

TTTĐ - Nét văn hoá Thăng Long, xứ Đoài được hoà quyện, tô đẹp thêm cho nền văn hoá Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Chung tay vì một Việt Nam vững mạnh Infographic

Chung tay vì một Việt Nam vững mạnh

TTTĐ - Song hành với mục tiêu tăng trưởng kinh doanh, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) kiên định với chiến lược phát triển bền vững nhằm tạo ra những giá trị tích cực về kinh tế - xã hội cho địa phương nơi công ty có hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Hơn 5.500 tình nguyện viên hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Infographic

Hơn 5.500 tình nguyện viên hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Theo báo cáo của Trung ương Đoàn tổng hợp kết quả 9 tỉnh (tính đến ngày 8/6) có 464 đội thanh niên tình nguyện được thành lập với hơn 5.500 đoàn viên thanh niên tham gia. Các tình nguyện viên đã hỗ trợ tháo gỡ 66 ngôi nhà, 29 chuồng trại và vật dụng kiến trúc, phát quang hơn 6.600 cây xanh.
Bài 2: Thanh niên lập bản đồ số “địa chỉ đỏ” Camera 360 trẻ

Bài 2: Thanh niên lập bản đồ số “địa chỉ đỏ”

TTTĐ - Các công trình Bản đồ số “địa chỉ đỏ”, Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa, của tuổi trẻ Thủ đô đã tạo ra những cuốn “cẩm nang du lịch số” rất tiện lợi, hữu ích.
Việc làm nhỏ - lan toả lớn Emagazine

Việc làm nhỏ - lan toả lớn

TTTĐ - Hà Nội là thành phố sôi động với nhịp sống hối hả. Thủ đô còn là nơi ẩn chứa nét đẹp văn hóa, lịch sử tự bao đời. Giữa dòng chảy hiện đại, thế hệ trẻ Hà Nội đang nỗ lực gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống một cách đầy sáng tạo và độc đáo.
Đảm bảo an toàn hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm Emagazine

Đảm bảo an toàn hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm

TTTĐ - Nhìn lại chặng đường 31 năm thành lập, Công ty Quản lý bay miền Trung đã từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý, đầu tư phát triển các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ điều hành bay “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả”.
Xem thêm