Quảng Ninh: Phẫu thuật thành công cho bé 4 tháng tuổi có nang ruột đôi hiếm gặp
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật cắt nang ruột đôi cho bệnh nhi
Bài liên quan
Hai ca phẫu thuật nội soi khớp gối thành công đầu tiên tại Sóc Trăng
Nhiều sản phụ được phẫu thuật lấy thai an toàn trong khu cách ly phòng, chống dịch Covid-19
Cứu sống bé gái người Lào 1 tuổi với khối nang phổi khổng lồ
Theo đó, cháu bé Trần Tuệ N. (4 tháng tuổi, ở Móng Cái, Quảng Ninh) nhập viện Sản Nhi Quảng Ninh ngày 25/5 trong tình trạng mệt mỏi, có dấu hiệu mất nước, nôn ra dịch kèm thức ăn, 2 ngày chưa đại tiện được.
Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm và chụp CTscaner cho thấy, da niêm mạc trẻ nhợt nhạt, tại vị trí bờ dưới gan phải có cấu trúc dạng nang thành dày, dịch đồng nhất, kích thước 3.5x4cm,…
Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nang ruột đôi tá tràng và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nang.
Với trường hợp của bé N., ban đầu, ca phẫu thuật được tiến hành theo phương pháp nội soi. Tuy nhiên, sau khi đặt camera quan sát vị trí khối nang chèn ép lòng tá tràng, các bác sĩ quyết định mổ mở cho trẻ.
Kíp mổ đã tiến hành kẹp, cắt mạch nuôi dạ dày đoạn môn vị và đóng phần mỏm cắt đại tràng. Ca mổ tuy khó khăn do phẫu trường rất nhỏ, khó thao tác nhưng đã thành công sau hơn 1 tiếng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi hiện tiến triển tốt, đang được theo dõi tại Khoa Gây mê hồi tỉnh bệnh viện.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ nhỏ đau bụng, có rối loạn tiêu hóa, các cha mẹ nên chú ý và cho con đi khám để phát hiện bệnh sớm nếu có
Nang ruột đôi là tổn thương bẩm sinh trên đường tiêu hóa hiếm gặp thường được chẩn đoán lần đầu tiên khi còn ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, ở tuổi trưởng thành, bệnh lý này cũng được phát hiện với cùng tần số.
Nang ruột đôi có thể xảy ra bất cứ nơi nào từ miệng đến hậu môn với tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo là khoảng 1 trong 4500 ca sinh sống. Các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tùy thuộc vào kích thước, vị trí, sự hiện diện của niêm mạc dạ dày và sự thông nối với đoạn ruột bình thường. Theo đó, bệnh nhân có thể nhập viện vì các triệu chứng của tắc nghẽn đường ruột, đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa hay nhồi máu ruột. Trong các tình huống này, can thiệp phẫu thuật cấp cứu ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là có chỉ định, nhằm khu trú thương tổn và tránh để ổ nhiễm lan ra toàn thân, dễ nguy kịch đến tính mạng.