Tag

Quảng Ninh: Tập trung phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI

Kinh tế 13/10/2020 16:00
aa
TTTĐ - Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh ưu tiên các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Quảng Ninh: Từ "người tìm đường" đến ngày "hái quả ngọt" OCOP Quảng Ninh: Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển Hội chợ OCOP Quảng Ninh diễn ra từ ngày 30/10 - 4/11 Quảng Ninh: Xác minh và điều tra vụ việc 1 nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng Tin tức pháp luật ngày 10/10: Công an đang điều tra vụ nữ sinh lớp 8 bị bạn đánh phải nhập viện

Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý KKT Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 KKT, 10 KCN, trong đó 6/10 KCN đã có dự án thứ cấp; 4/10 KCN có chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB, nhưng chưa có dự án thứ cấp. Tính đến thời điểm này, các KCN, KKT trên địa bàn có 72 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,2 tỷ USD, chiếm 56,25% tổng số dự án FDI toàn tỉnh và chiếm 44,44% tổng vốn FDI đăng ký trên địa bàn toàn tỉnh còn hiệu lực.

Dây chuyền sản xuất khăn mặt, khăn tắm cao cấp tại Công ty TNHH Đại Đông Việt Nam (KCN Cảng biển Hải Hà).
Dây chuyền sản xuất khăn mặt, khăn tắm cao cấp tại Công ty TNHH Đại Đông Việt Nam (KCN Cảng biển Hải Hà).

Riêng trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh đã thu hút được 37 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.421 USD, chiếm 43,83% tổng vốn FDI trên địa bàn KCN, KKT còn hiệu lực. Các KCN, KKT của tỉnh bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư FDI lớn, có năng lực, kinh nghiệm đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Amata (Thái Lan), Rent A Port (Bỉ); TCL (Trung Quốc), Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc), Bumjin (Hàn Quốc), Toray, Yazaky (Nhật Bản), Wilmar (Singapore)... Các dự án FDI trong KCN, KKT của tỉnh chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản (hạ tầng KCN, nhà xưởng cho thuê), dệt may, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến thực phẩm và một số ngành nghề khác.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển của Quảng Ninh, việc phát triển KCN, KKT và thu hút đầu tư FDI thời gian qua còn hạn chế do mô hình của các KCN chủ yếu phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, mà chưa chú trọng đến sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các dự án FDI. Chất lượng, hiệu quả thu hút dự án FDI vào các KKT, KCN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu, hướng tới cơ cấu ngành nghề có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại.

Đặc biệt, việc đầu tư cho phát triển hạ tầng KCN, KKT chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế; hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN và việc kết nối từ hạ tầng kỹ thuật động lực đến các KCN, KKT chậm được đầu tư, làm hạn chế cơ hội thu hút đầu tư. Trên thực tế, chỉ sau khi tỉnh đầu tư và đưa vào hoạt động một loạt dự án động lực, như: Sân bay, cảng biển, đường cao tốc... thì nhiều nhà đầu tư mới quyết định lựa chọn quay trở lại đầu tư.

Ngoài ra, các dự án FDI trong các KCN, KKT của tỉnh quy mô vốn đầu tư còn nhỏ, lẻ. Hiện có 15/72 dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký từ 50 triệu USD trở lên, chiếm 20,83% tổng số dự án. Tỉnh chưa thu hút được các dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn, động lực tạo sức lan toả như các dự án của Samsung, Foxconn, LG đang triển khai tại các tỉnh, thành lân cận. Các dự án FDI tại các KCN, KKT được thu hút trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung các ngành nghề chưa mang lại giá trị gia tăng cao; sử dụng nhiều tài nguyên và lao động; Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường; hàm lượng công nghệ cao còn ít; Đóng góp cho ngân sách Nhà nước còn hạn chế (trung bình 1.200 tỷ đồng/năm).

Nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Công ty TNHH Kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam (KCN Đông Mai) hoạt động từ tháng 6/2020.
Nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Công ty TNHH Kỹ thuật điện tử Tonly Việt Nam (KCN Đông Mai) hoạt động từ tháng 6/2020

Tỉnh Quảng Ninh xác định chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; tập trung ưu tiên phát triển các KCN theo hướng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất; phát triển KCN hỗ trợ, KCN chuyên dành cho một ngành hoặc nhóm ngành nhất định, như: Các ngành công nghiệp nền tảng, ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ngành công nghiệp đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động nghiên cứu và phát triển...

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng ban Quản lý KKT tỉnh, cho biết: Trong giai đoạn 2020-2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu đưa ngành công nghiệp chế biến chế tạo trở thành một trong 3 trụ cột chính trong ngành công nghiệp của tỉnh; đồng thời, xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ gắn với phát triển các KCN bền vững theo mô hình “3 trong 1” KCN - khu đô thị - khu dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Với định hướng phát triển đó, thời gian tới Ban Quản lý KKT sẽ nghiên cứu tham mưu tỉnh xây dựng và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh quốc tế cao, để thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư trong KCN, KKT của tỉnh, nhằm hình thành các dự án "xương sống" trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, phát triển cụm liên kết, tăng cường liên kết trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Để đón làn sóng đầu tư FDI sau đại dịch Covid-19, hiện tỉnh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN, KKT theo hướng đồng bộ, hiện đại; đồng thời nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn, thúc đẩy phát triển hạ tầng KCN, KKT; các chính sách đầu tư xây dựng các tiện ích xã hội, nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động và chính sách thu hút, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao phục vụ cho KCN, KKT.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chính quyền các địa phương và ngành của tỉnh tập trung GPMB các dự án đầu tư trong KCN, KKT, để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư khởi công triển khai dự án.

Đọc thêm

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế Doanh nghiệp

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

TTTĐ - Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được Tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng Giải thưởng thẻ tín dụng sáng tạo của năm 2025 (Credit card initiative of the year 2025) và Ứng dụng di động & Thanh toán sáng tạo của năm 2025 (Mobile banking & Payment initiative of the year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ tạp chí này.
Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh Thị trường - Tài chính

Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh

TTTĐ - Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quy định mới về thuế, ứng dụng công nghệ và quản lý dòng tiền hiệu quả, đó là những khái niệm mà nhiều cá nhân, tiểu thương và hộ kinh doanh tại Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận, làm quen trong bối cảnh chính sách thuế có nhiều thay đổi.
Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP Kinh tế

Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đạt 55 - 60% GRDP

TTTĐ - Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản Kinh tế

Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi khẳng định với môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi và cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, Đà Nẵng sẵn sàng trở thành điểm đến đáng tin cậy cho các sáng kiến hợp tác từ các địa phương, đối tác Nhật Bản.
Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn Doanh nghiệp

Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn

TTTĐ - Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Petrovietnam cần kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lấy tốc độ và thời gian làm thước đo triển khai kế hoạch năm và Chiến lược phát triển Tập đoàn đến 2030, xác định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực đột phá.
Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá Nhịp sống phương Nam

Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá

TTTĐ - Không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng, Hội nghị Tỉnh ủy Cà Mau lần thứ nhất nhấn mạnh yêu cầu phát triển phải thực chất, bền vững, đời sống người dân phải được cải thiện rõ ràng. Mọi hành động đều phải xuất phát từ thực tiễn, vì dân và mang lại kết quả cụ thể.
Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank Thị trường - Tài chính

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank

TTTĐ - Bài toán vừa kinh doanh vận hành trơn tru, vừa thích nghi chuyển đổi số, tuân thủ đúng quy định trong Nghị định 70 đang khiến nhiều hộ kinh doanh trăn trở. Thấu hiểu những thách thức này, VPBank giới thiệu gói giải pháp tài chính toàn diện, với chương trình tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi bậc nhất thị trường, chỉ từ 3,99%/năm.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Xem thêm