Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý
Toàn cảnh Lễ ra mắt
Bài liên quan
Nhiều phụ nữ Nhật phải điều trị tâm lý do bị quấy rối
Cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì 4 người trở thành nạn nhân bị quấy rối tình dục
Nguy cơ bị quấy rối vì chia sẻ hình ảnh, thông tin trên mạng xã hội
Quấy rối tình dục trong lĩnh vực truyền thông là một vấn nạn phổ biến toàn cầu. Một cuộc khảo sát năm 2013-2014 cho thấy: 48% nhà báo nữ từng trải qua một số hình thức bị quấy rối tình dục trong công việc; 83% thừa nhận rằng họ không tố cáo những hành vi này.
Theo nghiên cứu "Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam" năm 2018 do Viện Đào tạo báo chí Thụy Điển (FOJO) thực hiện, tình trạng quấy rối tình dục đối với các nhà báo nữ ở mức cao, trên 27%. Trong khi đó, chính sách, cơ chế hướng tới mục tiêu xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để.
TS. Phạm Hải Chung - giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền- chia sẻ:"Có một bạn phóng viên đã chia sẻ về việc cô bị quấy rối tình dục trên mạng xã hội. Trước khi công khai thông tin trên mạng xã hội, cô ấy đã viết trước đơn xin nghỉ việc. Sau đó, cô ấy đã phải chuyển nơi sinh sống".
Cuốn sách làm rõ hơn khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, hướng dẫn cho cơ quan báo chí phòng chống quấy rối tình dục, hướng dẫn khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại...
Trong cuốn sách hướng dẫn cũng chỉ ra rằng bất kỳ hành vi (thể xác, lời nói, tiếng động, cử chỉ) liên quan đến tình dục mà không được mong đợi và người kia nhận thấy bị xúc phạm thì đều bị coi là quấy rối tình dục. Các hành vi như huýt sáo (có hành vi bỡn cợt), trò đùa không phù hợp về tình dục, nhìn chằm chằm hoặc liếc, nháy mắt, tặng quà không mong muốn, có tiếp xúc thể xác không mong muốn... đều có thể coi là hành vi quấy rối tình dục.
Sau chương trình, Cục Báo chí sẽ gửi sách cho khoảng 500 cơ quan báo chí; tổ chức 4 khóa đào tạo, tập huấn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tập huấn mẫu tại một tòa soạn cụ thể.