Tag

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày

Tin tức 20/05/2024 10:52
aa
TTTĐ - Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chương trình nghị sự 26,5 ngày; xem xét, quyết định hơn 40 nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7 Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 7 Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Phiên khai mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Dự phiên khai mạc các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trần Thanh Mẫn; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Phiên khai mạc còn có sự tham dự của các đồng chí nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, TP...

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày
Các đại biểu dự phiên khai mạc

Công tác lập pháp chiếm gần 2/3 thời gian kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong đó, về công tác lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết: Tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian của kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết.

Đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay; trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc kỳ họp

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm nhiều của cử tri và Nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của dự thảo luật để bảo đảm chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua. Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm lớn, chính sách quan trọng; tính hợp lý, khả thi của các quy định để làm cơ sở cho các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới"- Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội yêu cầu.

Về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác, đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phân tích khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn; qua đó đánh giá chất lượng và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là công tác dự báo, dự toán ngân sách Nhà nước.

Đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất cao

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày
Quang cảnh kỳ họp

Đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2024, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội; lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, khu vực để đánh giá đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024; tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Với việc xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác, các vị đại biểu Quốc hội cần quan tâm thảo luận, đóng góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Về giám sát tối cao, đồng chí Trần Thanh Mẫn cho biết: Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025...

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày

Về công tác nhân sự, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh và đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, khối lượng công việc của kỳ họp thứ 7 là rất lớn. Để kỳ họp đạt kết quả tốt nhất, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước.

Đọc thêm

Cải thiện tình trạng cán bộ sợ sai, khơi thông nguồn lực Tin tức

Cải thiện tình trạng cán bộ sợ sai, khơi thông nguồn lực

TTTĐ - Các luật hiện hành có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Nhiều cán bộ Nhà nước vi phạm pháp luật, vướng vào vòng lao lý; nhiều cán bộ “né tránh”, “đùn đẩy” sợ trách nhiệm cũng có lý do từ bất cập đó. Vì vậy, các luật có hiệu lực sớm ngày nào thì tình trạng trên sẽ được cải thiện sớm ngày đó.
Năng động, sáng tạo đồng hành cùng Thủ đô phát triển Tin tức

Năng động, sáng tạo đồng hành cùng Thủ đô phát triển

TTTĐ - Không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức, củng cố niềm tin, tăng cường đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, những năm qua, báo chí Thủ đô đã không ngừng đổi mới, kết nối và huy động các nguồn lực trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, cảm hứng năng động, sáng tạo đồng hành cùng Thủ đô phát triển.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Tin tức

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (ngày 16/6/1994).
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quy hoạch Tin tức

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quy hoạch

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện phân cấp và phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, quản lý Quy hoạch đô thị và nông thôn nhằm tăng cường vai trò, tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền địa phương, phù hợp với năng lực, nguồn lực thực hiện.
Xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, "lợi ích nhóm" trong quy hoạch Tin tức

Xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, "lợi ích nhóm" trong quy hoạch

TTTĐ - Phải kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.
UBND quận Ba Đình chúc mừng Báo Tuổi trẻ Thủ đô Xã hội

UBND quận Ba Đình chúc mừng Báo Tuổi trẻ Thủ đô

TTTĐ - Ngày 20/6, đồng chí Cồ Như Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, chúc mừng Báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).
Lãnh đạo MTTQ TP Hà Nội chúc mừng báo Tuổi trẻ Thủ đô Xã hội

Lãnh đạo MTTQ TP Hà Nội chúc mừng báo Tuổi trẻ Thủ đô

TTTĐ - Chiều 20/6, thay mặt Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội, đồng chí Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ TP đã tới thăm, chúc mừng báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -21/6/2024).
4 dự án luật có hiệu lực sớm mang lại động lực phát triển Tin tức

4 dự án luật có hiệu lực sớm mang lại động lực phát triển

TTTĐ - Sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo các đại biểu, 4 luật này có tác động rất lớn đến toàn bộ vấn đề của nền kinh tế; nếu triển khai sớm sẽ có hiệu quả cao, gỡ bỏ những “nút thắt” trong thực tiễn.
Tập trung chia sẻ chức năng Thủ đô với các địa phương trong vùng Tin tức

Tập trung chia sẻ chức năng Thủ đô với các địa phương trong vùng

TTTĐ - Quy hoạch tập trung làm rõ mối liên hệ, vai trò, vị trí mối liên kết vùng của Hà Nội để tập trung, chia sẻ chức năng của Thủ đô đối với các địa phương trong vùng, đảm bảo khai thác tối đa, hiệu quả, tiềm năng, lợi thế...
Chính phủ "đặt mục tiêu" phê duyệt 2 quy hoạch trong tháng 6/2024 Tin tức

Chính phủ "đặt mục tiêu" phê duyệt 2 quy hoạch trong tháng 6/2024

TTTĐ - Cần đồng bộ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội với các quy hoạch chung của cả nước, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, quy hoạch các ngành quốc gia, quy hoạch của các địa phương xung quanh…
Xem thêm