Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Thủy lợi
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình) cho ý kiến Dự thảo Luật Thủy lợi
Đồng ý với việc ban hành Luật Thủy lợi, tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang) bày tỏ băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Theo đại biểu, dự thảo Luật quy định về hoạt động thủy lợi, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi, quản lý nhà nước về thủy lợi. Song nội dung lại đề cập đến nhiều vấn đề khác như: Hợp tác quốc tế về thủy lợi, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến thủy lợi. Quy định như dự thảo là không rõ ràng và quá hẹp, chưa bao quát hết nội dung điều chỉnh của dự thảo Luật, chưa thể hiện được tính đa mục tiêu của hoạt động thủy lợi, mối quan hệ giữa thủy lợi với các ngành kinh tế khác.
Đại biểu Trần Văn Huynh đề nghị, Ban soạn thảo nên xem xét bổ sung nội dung quy định rõ về quy hoạch thủy lợi, xã hội hóa trong xây dựng các công trình thủy lợi, nhằm huy động tối đa nguồn lực xã hội trong quá trình hiện đại hóa ngành thủy lợi, đáp ứng yêu cầu yêu cầu phát triển của ngành.
Một số đại biểu Quốc hội cũng băn khoăn về tính thống nhất của dự thảo Luật Thủy lợi với các luật có liên quan. Theo đại biểu Bùi Thị Thủy (Thanh Hóa) tại Điểm c, Khoản 2, Điều 58 có nêu, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi, có trách nhiệm chỉ đạo điều hòa, phân phối nước và tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng nước trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; chủ trì phối hợp với Bộ Công thương điều tiết nước hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi. Trong khi đó, tại Khoản 3, Điều 54, Luật Tài nguyên nước quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh. UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều hòa phân phối tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
"Có nghĩa, cùng là việc chỉ đạo, phân phối nước sẽ lại có nhiều cơ quan cùng tham gia. Vì vậy, phải làm rõ tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật" - đại biểu đề nghị.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng dự thảo Luật quy định về trách nhiệm quản lý đối với các công trình thủy lợi chỉ có nội dung liên quan đến trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ NN - PTNT, UBND các cấp, cũng như tổ chức, cá nhân liên quan đến công trình thủy lợi, song lại chưa đề cập đến trách nhiệm quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Đề nghị Ban soạn thảo phải tiếp tục rà soát các quy định với Luật Tài nguyên nước, Luật Điện lực và sự đồng bộ với quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về thủy lợi ngay tại Điều 58, dự thảo Luật Thủy lợi.
Góp ý vào Điều 44 về trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) kiến nghị: “Trong công tác bảo vệ công trình theo dự thảo tại khoản 2 của điều này quy định trách nhiệm do tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Tôi thấy qua thực tiễn, việc bảo vệ công trình thủy lợi thường xảy ra vi phạm mốc chỉ giới và có sự cố trong thiên tai là chủ yếu và thực hiện phương châm 4 tại chỗ nên việc huy động vật tư bảo vệ công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm một phần không nhỏ của UBND các cấp trong công tác bảo vệ công trình thủy lợi. Vì vậy, theo tôi nội dung này nên sửa lại thành: Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND các cấp thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi quy định. Có như vậy mới đạt hiệu quả trong công tác này”.
Về quy định vận hành công trình thủy lợi tại Khoản 2, điều 24, đại biểu Mai Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Trị) nêu ý kiến: quy trình vận hành công trình thủy lợi là điều kiện cơ bản, tiên quyết để đưa vào khai thác công trình thủy lợi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, còn một số công trình thủy lợi đang khai thác mà không vận hành như quy định. Đối với những công trình này, tổ chức cá nhân khai thác có trách nhiệm lập quy trình vận hành do cấp có thẩm quyền phê duyệt, là quy định mở để xử lý các trường hợp. Đại biểu lo lắng, khi Luật Thủy lợi có hiệu lực thì quy định này sẽ dễ bị lợi dụng kẽ hở của pháp luật để các tổ chức, cá nhân chây ì, đùn đẩy, bỏ qua việc xây dựng quy trình vận hành công trình thủy lợi. Vì vậy, đại biểu Mai Thị Kim Nhung đề nghị ban soạn thảo xem xét quy định lại nội dung ở Điểm D Khoản 2 theo hướng ràng buộc trách nhiệm trong việc lập và thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ nhiệm UBKT cấp tỉnh, cấp xã không phải là người địa phương

Những điểm mới trong thi hành điều lệ Đảng

Chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ Nhân dân

Chính thức áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí

Kiểm soát chặt việc mua, bán hoá chất

Đẩy mạnh tuyên truyền sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hiệu quả

Trên 1,5 triệu đại biểu tập huấn vận hành chính quyền cấp xã mới

"Chốt" thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, xăng

Khai mạc hội nghị tập huấn toàn quốc vận hành hệ thống chính trị cấp xã mới
