Quốc hội thảo luận về Luật Cảnh vệ
![]() |
Mở rộng đối tượng cảnh vệ
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh vệ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho biết, sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Cảnh vệ còn 6 Chương, 33 Điều, quy định về định về đối tượng cảnh vệ, nguyên tắc, công tác cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng Cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác cảnh vệ; chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho ý kiến về Dự thảo Luật Cảnh vệ
Thảo luận tại hội trường, các ý kiến của đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh vệ. Trong đó, nội dung tại khoản 1, Điều 10 của dự thảo luật, quy định về đối tượng cảnh vệ được nhiều đại biểu quan tâm.
Đồng ý với việc bổ sung “Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao” vào đối tượng cảnh vệ, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, việc quy định việc “Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao” là một trong những đối tượng cảnh vệ sẽ đảm bảo được sự tương xứng về mặt chính trị giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta.
Tuy nhiên nhiều ý kiến đại biểu lại cho rằng, nếu đưa “Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao” và danh sách đối tượng cảnh vệ tại Điều 10 thì không đảm bảo được tính đồng bộ với các chức danh như Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước…
Ngoài ra, còn có ý kiến đại biểu đề nghị các lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cũng cần được bổ sung vào danh sách đối tượng cảnh vệ vì cho rằng tình hình an ninh trật tự, xã hội tại một số địa phương có xu hướng ngày một phức tạp, có thể đe dọa tới tính mạng của những cán bộ này.
Phát biểu tại hội trường về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt phân tích, nếu đưa “Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao” và danh sách đối tượng cảnh vệ theo ý kiến của một số đại biểu thì sẽ phải cân nhắc rất nhiều đề nghị về việc đưa Tổng Kiểm toán, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào danh sách này, bởi đây cũng là những chức danh có vị trí nhạy cảm và có nhiệm vụ quan trọng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho rằng việc mở rộng hay thu hẹp đối tượng cảnh vệ cần xem xét trên các nội dung, tiêu chí cụ thể, đồng thời cần phải phân định rõ “hoạt động cảnh vệ” và “hoạt động bảo vệ” trước khi đề nghị mở rộng hay bổ sung đối tượng cảnh vệ, bởi “cảnh vệ” là bảo vệ đặc biệt áp dụng với đối tượng đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết cho thấy, các đối tượng cảnh vệ được quy định tại dự thảo luật Luật là kế thừa Pháp lệnh Cảnh vệ, đã thực hiện ổn định, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình.
Bổ sung nguyên tắc nổ súng khi thi hành nhiệm vụ
Về quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ (Điều 21) ĐBQH Bùi Quốc Phòng (Thái Bình)… đề nghị, Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ hơn về hành vi tấn công trực tiếp đối với đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ (Khoản 3, Điều 21) để có sơ cở vô hiệu hóa đối tượng vi phạm. Quy định này cũng nhằm tránh sự lạm dụng trong việc nổ súng, hoặc người làm nhiệm vụ cảnh vệ khi xử lý tình huống có thể ảnh hướng đến sự an toàn cho đối tượng cảnh vệ.
ĐBQH Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) cho rằng, cần bổ sung và làm rõ hơn nguyên tắc nổ súng. Theo dự thảo Luật, nổ súng khi thi hành nhiệm vụ trong trường hợp cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ (Khoản 1 Điều 21) là chưa đầy đủ. Bởi, hành vi của đối tượng mới chỉ đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, chứ chưa thực hiện bất cứ hành vi nào tấn công đối tượng cảnh vệ. Do đó, hành vi đột nhập không phải là đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng cán bộ, chiến sỹ, hoặc đối tượng cảnh vệ nên chỉ có thể sử dụng biện pháp cảnh vệ khác. Hay quy định nổ súng tại Khoản 2, Điều 21: Gây thương tích cho đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn cảnh báo nhưng không hiệu quả cũng chưa phù hợp, bởi đối tượng chưa thực hiện hành vi tấn công. Trong khi đó, cán bộ, chiến sỹ khi bảo vệ mục tiêu cảnh vệ cần rất tập trung thực hiện nhiệm vụ, nếu nổ súng nhưng chỉ được phép gây thương tích trong khoảng thời gian quá ngắn là rất khó, nếu gây chết người thì lại vi phạm pháp luật. Do đó, Ban soạn thảo cần làm rõ nội dung này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội thành lập 6 tiểu ban phục vụ Lễ Quốc khánh 2/9

Mặt trận thống nhất hành động, khơi dậy khát vọng trong giai đoạn mới

Hành trình 40 năm là "ngọn đuốc truyền cảm hứng"

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm tra vận hành chính quyền 2 cấp

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình

Bố trí nhân sự phù hợp sau sắp xếp chính quyền địa phương

Hà Nội luôn coi Ngân hàng Thế giới là đối tác quan trọng

Lãnh đạo TP Hà Nội chúc mừng các cơ quan báo chí

Hà Nội ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động của Singapore
