Quy định quản lý viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với bên viện trợ (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Sẵn sàng phương án ứng phó trong mọi tình huống thiên tai
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống thiên tai
Hàng ngàn bồn nước được trao tặng tới người dân ĐBSCL để ứng phó hạn mặn
Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét khu vực miền Trung, Tây Nguyên
Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn diện rộng tại khu vực Băc Bộ, Bắc Trung Bộ
Nghị định quy định, bên viện trợ là Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức được Chính phủ nước ngoài ủy quyền, tổ chức phi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác cung cấp trực tiếp viện trợ khẩn cấp không hoàn lại nhằm cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.
Bên tiếp nhận viện trợ là các tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của các khoản viện trợ. Đối tượng thụ hưởng viện trợ là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với bên viện trợ.
Theo Nghị định, trình tự phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến: An ninh, quốc phòng, tôn giáo, các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản, các khoản viện trợ có nội dung nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có thẩm quyền phê duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi việc tiếp nhận viện trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ khoản viện trợ thông báo cho bên viện trợ về quyết định tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trình cơ quan chủ quản ban hành văn bản thông báo tới các cơ quan liên quan để phối hợp tiếp nhận viện trợ; thông báo cho các cơ quan, địa phương có liên quan về kế hoạch hoạt động đối với viện trợ khẩn cấp để cứu trợ bằng hình thức cung cấp chuyên gia và động vật hỗ trợ đi cùng.
Căn cứ quyết định về việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ, chủ khoản viện trợ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tiếp nhận và thực hiện viện trợ khẩn cấp để cứu trợ.
Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai |
Nghị định cũng nêu rõ, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Không tiếp nhận những hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật, các khoản viện trợ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phải thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với bên viện trợ.
Về quản lý khoản viện trợ, Nghị định số 50/2020/NĐ-CP quy định rõ nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ quốc tế để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai. Cụ thể, đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, bên tiếp nhận viện trợ quản lý, sử dụng theo thỏa thuận viện trợ ký với bên viện trợ phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, điều lệ quốc tế và hoạt động của bên tiếp nhận viện trợ và tuân thủ quy định pháp luật về kế toán.
Theo thỏa thuận viện trợ hoặc theo yêu cầu quản lý, bên tiếp nhận viện trợ được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ bằng tiền do bên tiếp nhận viện trợ trực tiếp quản lý và sử dụng. Trình tự thủ tục mở tài khoản và việc quản lý, sử dụng tài khoản thực hiện theo quy định của Kho bạc Nhà nước.
Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, bên tiếp nhận viện trợ có thể mở tài khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2020.