Quy hoạch tỉnh Tây Ninh: Sẵn sàng đón sóng đầu tư
Tới Tây Ninh cuối tuần này dâng đăng, ngắm pháo hoa... Đến năm 2050, Đông Nam Bộ có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ Thủ tướng chủ trì hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ |
Trước đó, ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1736/QĐ-TTg.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từ thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa, lịch sử, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh.
Đến năm 2030, Tây Ninh phấn đấu trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống.
Tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao; thương mại, du lịch phát triển và là cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước; là tỉnh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao chứng nhận Quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Tây Ninh |
Theo đó, quy hoạch xác định 7 đột phá phát triển của Tây Ninh. Đầu tiên là phát triển hạ tầng. Bởi hạ tầng vững chắc là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Tiếp theo là việc đầu tư vào nguồn nhân lực, để nâng cao trình độ và năng lực lao động, từ đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế địa phương.
Ngoài ra, việc cải thiện thể chế là một yếu tố không thể thiếu, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là một động lực quan trọng, vì chính họ là lực lượng chính tạo ra sự đa dạng và năng động trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, việc đặc biệt quan trọng là phát triển bền vững, với mục tiêu xây dựng một Tây Ninh xanh, với một môi trường sống và làm việc lành mạnh và bền vững; khai thác tiềm năng du lịch, tạo những điểm đến đẳng cấp quốc tế và tạo nguồn thu nhập mới.
Trong khi đó, việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công nghệ cao, cũng như việc phát triển hệ thống khu công nghiệp, sẽ tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời, việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu như Mộc Bài và Xa Mát sẽ góp phần vào việc thúc đẩy phát triển toàn diện của vùng Đông Nam Bộ.
Cuối cùng, việc phát triển hạ tầng giao thông và hệ thống đô thị thông minh là những bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển của Tây Ninh, hướng tới một tương lai sáng rực và bền vững.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Việt Dũng) |
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, Tây Ninh sẽ tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo “3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội”.
Theo đó, vùng 1 gồm: TX Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và một phần phía Nam huyện Dương Minh Châu, là vùng phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ có tính lan tỏa kết nối với hồ Dầu Tiếng và nông nghiệp công nghệ cao với trung tâm phát triển của tỉnh là tam giác Trảng Bàng - Phước Đông - Gò Dầu.
Vùng 2 gồm: TP Tây Ninh, TX Hòa Thành, vùng phía Tây huyện Dương Minh Châu và một phần phía Đông huyện Châu Thành là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch, lấy dịch vụ làm chủ đạo, tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ và chế biến, nông nghiệp công nghệ cao.
Vùng 3 gồm: huyện Tân Biên, huyện Tân Châu, phía Tây huyện Châu Thành và phía Bắc huyện Bến Cầu. Đây là vùng phát triển nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ hướng đến an sinh xã hội và du lịch sinh thái ở các khu vực Lò Gò - Xa Mát, rừng Hoà Hội, sông Vàm Cỏ Đông.
“4 trục động lực” gồm: Trục số 1 gắn với cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và quốc lộ 22, 22B, là hành lang phát triển Bắc - Nam chính của tỉnh Tây Ninh.
Trục số 2 gắn với tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 22, là hành lang kết nối liên vùng với tỉnh Bình Dương và vương quốc Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng phía Nam, kết nối với quốc lộ 13, quốc lộ 14 tới sân bay Long Thành.
Trục số 3 gắn với tuyến Đất Sét - Bến Củi là tuyến vành đai trung chuyển hàng hóa giữa các khu công nghiệp Bến Củi, Thạnh Đức, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đi Campuchia, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các nút giao với đường cao tốc CT31, CT32 và kết nối về phía Đông đi Bình Dương và Tây Nguyên.
Trục số 4 gắn với đường tỉnh 781, là hành lang kết nối liên vùng với tỉnh Bình Dương và Vương quốc Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng trung tâm.
“Vành đai an sinh xã hội” gắn với cao tốc dọc biên giới, kết nối liên vùng với Đồng bằng sông Cửu Long qua Long An và Tây Nguyên qua Bình Phước, là hành lang hỗ trợ quốc phòng - an ninh và an sinh cho vùng phía Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận nỗ lực, quyết tâm và biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Tây Ninh đã đạt được trong suốt chặng đường phát triển, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước.
Thủ tướng cho biết thêm, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển như: Thuộc vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế năng động, đầu tàu kinh tế của cả nước; là tỉnh biên giới có vị trí địa chính trị quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước; là “phên dậu” hướng Tây Nam của Tổ quốc; vai trò kết nối các tỉnh Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, kết nối đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ và hành lang kinh tế xuyên Á.
Do đó, Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.
Đặc biệt, Tây Ninh hội đủ 3 yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để tăng tốc phát triển mang tính đột phá.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế mà Tây Ninh cần khắc phục như: Quy mô kinh tế còn khiêm tốn; giá trị ngành dịch vụ đóng góp vào GRDP chưa cao; xuất khẩu chủ yếu từ hoạt động của doanh nghiệp FDI; tiềm năng về đất đai chưa đem lại giá trị tương xứng; giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; xây dựng Nông thôn mới chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp…