Tag

Ra mắt cuốn sách được mệnh danh “mưa nguồn Trung Hoa – gió nguồn Âu Mĩ”

Văn học 22/03/2018 14:12
aa
TTTĐ- Là một nhà ngoại giao, 40 năm trong nghề, Van Gulik viết nhiều tác phẩm bằng tiếng Trung, tiếng Hà Lan, Tiếng Anh, Tiếng Italia và Tiếng Nhật... nhưng ông được biết đến nhiều nhất là tác giả của bộ truyện Địch Công Kỳ Án gồm 16 tập viết về cuộc đời của thần thám Địch Nhân Kiệt. Bộ truyện được ông lấy chất liệu từ những giai thoại trong dân gian về vị quan nổi tiếng công minh đời Đường này.

Ra mắt cuốn sách được mệnh danh “mưa nguồn Trung Hoa – gió nguồn Âu Mĩ”

Robert Hans van Gulik (1910 - 1967) là nhà Đông Phương học nổi tiếng người Hà Lan. Trước khi nổi tiếng với bộ Địch Công Kỳ Án, Van Gulik đã cho thấy tài năng đáng kinh ngạc của ông với vai trò là một người kể chuyện. Trong các tác phẩm của ông, đề tài chủ yếu là văn hóa dân gian, nghệ thuật, âm nhạc… Trung Hoa. Ông còn là một trong những người “mở lối” tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc đối với Phương Tây.

Là một nhà ngoại giao, 40 năm trong nghề, Van Gulik đã có cơ hội đi khắp thế giới, nhưng đất nước, văn hóa và con người Trung Hoa lại có sức cuốn hút, say mê diệu kì đối với ông. Ông đã viết nhiều tác phẩm bằng tiếng Trung, tiếng Hà Lan, Tiếng Anh, Tiếng Italia và Tiếng Nhật, bao gồm tản văn, tiểu thuyết, ghi chép… khác nhau về văn hóa Phương Đông. Ông được biết đến nhiều nhất là tác giả của bộ truyện Địch Công Kỳ Án gồm 16 tập viết về cuộc đời của thần thám Địch Nhân Kiệt. Bộ truyện được ông lấy chất liệu từ những giai thoại trong dân gian về vị quan nổi tiếng công minh đời Đường này.

Ra mắt cuốn sách được mệnh danh “mưa nguồn Trung Hoa – gió nguồn Âu Mĩ”

Trong dòng văn học trinh thám, trinh thám quan án chiếm một vị thế rất đặc biệt. Bởi dòng trinh thám này chỉ chủ yếu xuất hiện ở Phương Đông – nơi xã hội phong kiến tồn tại đến hàng nghìn năm. Vua khi ấy được coi là “con trời”, còn các vị quan được ví như phụ mẫu của dân, là người cai quản tất cả mọi chuyện từ đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tinh thần của người dân trong phạm vi mà mình cai quản. Quan lúc này không chỉ tượng trưng cho quyền lực mà còn là hiện thân của sự công bằng, liêm chính. Thế nên, những giai thoại về các vị quan tốt thường được người dân truyền miệng thành những giai thoại từ đời này qua đời khác. Người chép lại cũng là những bậc nho sĩ mang tư tưởng Khổng – Tử. Chính vì vậy, bộ truyện có bối cảnh là Trung Hoa, con người Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa lại được viết từ một “người ngoài” như Van Gulik đã ngay lập tức gây chú ý khi vừa mới ra mắt.

Nhắc đến nhân vật chính trong Địch Công án, quan án Địch Nhân Kiệt, giới phê bình thường sử dụng hình ảnh so sánh “Sherlock Holmes của phương Đông”, như một cách để nêu bật lên khả năng quan sát và suy luận xuất chúng của vị quan án này. Nhưng với những người yêu mến Địch Công, thì vị quan án này lại có nhiều điểm tương đồng hơn với Hercule Poirot, nhân vật thám tử lừng danh của Agatha Christie, cả về ngoại hình lẫn phong cách điều tra. Nếu như Poirot tự hào hơn hết về bộ ria mà “dù đi khắp London cũng không kiếm được đối thủ xứng tầm”, thì Địch Công cũng sở hữu một trong những bộ râu nổi danh nhất trong lịch sử văn học Trung Hoa. Có thể so sánh với bộ râu đen dày và rất dài mà mỗi khi luyện võ Địch Công phải tẽ làm hai rồi buộc ra sau gáy, bộ râu mà bọn bất hảo mô tả “dù cách xa cả dặm cũng ngửi thấy mùi tòa án”, có lẽ chỉ có bộ râu trứ danh đã đem lại cho Quan Vân Trường danh hiệu Mỹ Nhiệm Công trong Tam Quốc mới địch nổi.

Trong phong cách điều tra, Địch Công cũng tỏ ra không hề kém cạnh người đồng nghiệp đến từ nước Anh của mình. Nếu như Poirot tự hào về khả năng nắm bắt tâm lý nhạy bén hơn người của mình và biến nó thành mũi nhọn trong mỗi cuộc điều tra, thì Địch Công cũng là một trong những nhà tâm lý tội phạm xuất sắc. Theo dõi những vụ án của Địch Công, người ta thấy đồng thời một óc suy luận logic lạnh lùng như Sherlock Holmes và một trái tim nắm bắt tâm lý nhạy cảm của Hercule Poirot. Nếu Holmes suy luận bằng óc, còn Poirot suy luận bằng tim; thì Địch Công bằng cả hai.

Nhưng điều đặc biệt làm Địch Công khác so với các thám tử Phương Tây chính là chất Á Đông không thể nào trộn lẫn trong tư tưởng, tâm hồn ông. Có thể ví, Địch Công có “cái đầu lạnh” của Phương Tây nhưng lại mang trái tim của Phương Đông. Tâm hồn được “tưới đẫm văn hóa Trung Hoa” và điều này cũng làm nổi bật lên được tài năng của Van Gulik cũng như cái nhìn sâu sắc của ông về văn hóa Phương Đông.

Ra mắt cuốn sách được mệnh danh “mưa nguồn Trung Hoa – gió nguồn Âu Mĩ”

Là một vị quan công minh liêm chính, theo chủ nghĩa duy lý nhưng tư tưởng của Địch Công vẫn mang đậm nét của những nhà nho, được đào tạo theo tư tưởng Khổng Giáo. Đầu tiên đó chính là tư tưởng “trung quân, ái quốc”. “Trung quân” luôn được Địch Công đặt lên hàng đầu. Ông đã từng vén màn rất nhiều những vụ án quan tham, phản loạn… Từ đầu đến cuối Địch Công chỉ trung thành với lý tưởng của mình, trung thành với lí tưởng làm quan thì phải chăm lo cho dân chúng, yêu thương dân chúng như con.

Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo, mang tình liêu trai, lời nguyền, truyền thuyết cũng được lồng ghép khéo léo vào trong truyện tạo nên bầu không khí huyền ảo đậm chất huyền thoại như văn hóa Trung Quốc. Đây cũng chính là một thành công của Van Gulik.

Một trong điều tạo nên sức hút cho bộ truyện Địch Công Kỳ Án đó chính là yếu tố đa dạng, tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Trong 16 tập truyện, độc giả gần như sẽ bắt gặp gần như mọi mô tuýp vụ án đặc trưng nhất của truyện trinh thám: án mạng trong phòng kín, tráo đổi thi thể, phi tang dấu vết, che dấu dấu vết… Nếu bạn thích thủ pháp điều tra tâm lý được đẩy lên tới cao độ, hãy đọc “Tứ bình phong”; nếu bạn ưa chuộng không khí ma quái rùng rợn trong các tu viện ẩn chứa những mật thất bí ẩn, hãy đọc “Đạo quán có ma”; nếu bạn thích những vụ án mạng trong phòng kín, hãy đọc “Bí mật căn phòng đỏ”…

Bên cạnh đó, nhờ yếu tố kì ảo, tâm linh mà trong bộ truyện này còn xuất hiện có mô tuýp vụ án đặc biệt như giả thần, giả quỷ, rồi những âm mưu chính trị đen tối trong triều đình… Tất cả đã tạo nên một sức hút đặc biệt cho bộ truyện này.

Điểm nổi bật của bộ truyện này chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật “tả cảnh ngụ tình”, “nhìn cảnh mà nhớ đến người”. Thủ pháp phân tích ngôn ngữ cơ thể của Van Gulik. Từ quan sát những hành động, cử chỉ, ánh mắt… để tích tâm lý nhân vật, tái hiện hiện trường vụ án, đặt ra nghi vấn và đưa ra kết luận về các nghi can, thủ phạm.

Van Gulik thường hay miêu tả cảnh vật xung quanh, thái độ con người… thực tế là mượn cảnh nói người, mượn cơ thể để nói lên suy nghĩ. Van Gulik là bậc thầy về phân tích tâm lý nhân vật, nhưng cách ông làm không khô khan, nhức đầu như những người khác, mà ông mược cảnh vật hữu hình để nói đến cái vô hình, nên giúp người đọc dễ hiểu hơn.

Ngoài ra, Van Gulik còn là một cây bút phê phán cực hay. Qua những vụ án, ông đã lột tả bộ mặt xã hội Đại Đường lúc đó: loạn lạc, bọn tham quan ô lại cướp của giết người, mê đắm tửu sắc , bai hoại luân thường đạo lý, các thế lực cát cứ địa phương ngấm ngầm nổi dậy… thân phận người dân trôi nổi.

Ông cũng là một nhà văn đầy tính nhân văn và bình dân. Văn ông xót thương cho cả những số phận bé nhỏ, nghèo hèn. Ông mô tả hai mặt thiện – ác của một con người: có thể phê phán một kỹ nữ sử dụng Mỹ nhân kế giăng bẫy hại người, nhưng cũng xót xa vì sao cô gái ấy rơi vào hoàn cảnh như vây... Mượn những hoàn cảnh đáng thương, và cả các hiện tượng siêu nhiên như hồn ma, ma sói, nghe qua tưởng hoang đường, nhưng thực ra ông đang châm biếm sâu sắc xã hội phong kiến thối nát…

Trong khung cảnh rối ren ấy, ngòi bút nhân văn của ông vẫn kịp vẽ lên những mối tình đẹp, ngắn ngủi nhưng rất đẹp. Văn Van Gulik là nói ít, nhưng cần hiể nhiều. Đây mới là cái đỉnh của văn chương Van Gulik, và cũng là nét biệt so với các câu chuyện trinh thám khác.


Tin liên quan

Đọc thêm

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình Văn học

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

TTTĐ - "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha lần đầu ra mắt bạn đọc Việt Nam vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4 Văn học

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

TTTĐ - Với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 vừa chính thức khai mạc tại Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

TTTĐ - Trong tháng 4 này, hòa trong không khí của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Hệ thống Phổ thông liên cấp Alfred Nobel có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa giá trị của sách và thói quen đọc sách cho học sinh.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
Xem thêm