Ra mắt cuốn sách nổi tiếng của “cha đẻ” hình tượng King Kong
![]() |
Bìa cuốn sách nổi tiếng của “cha đẻ” hình tượng King Kong
Bài liên quan
Tái hiện hình ảnh Võ Thị Sáu và Lý Tự Trọng trong sách tranh minh họa
Nhà văn Nguyễn Văn Học gửi gắm suy nghiệm gì trong “Nhạc cây”?
Xuất bản tuyển tập ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi của nhà văn Nguyên Hồng
Ra mắt hai tập tản văn về miền biên viễn Tây Nam của Tổ quốc
Xuất bản năm 1922, ngay lập tức tiểu thuyết trinh thám “Vòng tròn máu” đã tạo nên tiếng vang lớn tại Châu Âu, mở đường cho tác giả của nó - nhà văn Edgar Wallace, trở thành một trong những tác giả có số lượng ấn phẩm được bán nhiều nhất trên thế giới, với hơn 200 triệu bản.
Xuyên suốt "Vòng tròn máu" là những tình tiết bí ẩn, xuất hiện dồn dập, âm mưu chất chồng âm mưu. Truyện mở ra bằng một lời nguyền: với những tên tội phạm bị kết án tử hình, khi lên máy chém, nếu ba lần mà vẫn thất bại thì nghĩa là hắn đã được ông trời thương xót và sẽ không bị thi hành án nữa. Vào ngày hôm đó, một tên tội phạm nguy hiểm đã được miễn án tử chỉ vì sai sót của một chiếc đinh đóng nhầm lên máy chém. Từ đó, khởi nguồn cho một tội ác làm chấn động cả thành London trong 11 năm sau.
Bên cạnh yếu tố li kì, hấp dẫn, với nhịp chuyện dồn dập, như soi chiếu từng khung hình của điện ảnh, Vòng tròn máu còn thu hút độc giả bởi cách xây dựng nhân vật. Wallace đã xây dựng một hệ thống nhân vật với cá tính riêng chỉ qua một vài chi tiết, hành động mà không sa đà quá vào cá nhân dẫn tới xao lãng mạch phá án chính.
Trong tác phẩm, Wallace đã xây dựng được một tổ chức tội phạm mang tính chất đặc trưng. Tổ chức này hoạt động vô cùng chặt chẽ và táo bạo. Mỗi người khi đến với tổ chức này đều có số phận, thân phận, cá tính riêng. Đặc biệt hình tượng nhân vật bí ẩn đứng đằng sau khiến người đọc vô cùng tò mò. Hắn là ai? Vì sao hắn lại có "quyền lực" mạnh mẽ đến như vậy? Tất cả những điều này bạn đọc sẽ được trải nghiệm qua từng trang sách, và hấp dẫn tới những dòng cuối cùng.
![]() |
Không phải ngẫu nhiên "Vòng tròn máu" trở thành một trong những tiểu thuyết xuất sắc làm nên tên tuổi của Edgar Wallace và có tới 4 lần được chuyển thể thành phim. "Vòng tròn máu" ra đời khi nền kinh tế nước Anh trong giai đoạn đầu của sự đi xuống, trước thềm cuộc đại khủng hoảng lần thứ nhất (1929 - 1932). Nước Anh không còn giữ được vị thế "bá chủ thế giới" của mình nữa. Các băng nhóm tội phạm bắt đầu hoành hành trên khắp mặt trận. Và đây chính là chất liệu để các nhà văn trinh thám chuyên thể loại tội phạm hình sự khai thác.
Khác với Agatha Christie hay Conan Doyler, Wallace không chọn dòng trinh thám suy luận mà ông rẽ sang một hướng khác. Có thể nói, ông là người đặt nền móng cho hình tượng thanh tra cảnh sát trong văn học trinh thám. Hình mẫu Thanh tra Parr trong truyện được đánh giá là khá giống với mẫu hình thanh tra của nước Anh, là người điều tra chính của vụ án Vòng tròn máu. Đây là mẫu hình thanh tra khá cổ điển với áo măng tô.
Một nhân vật "thám tử" khác xuất hiện trong "Vòng tròn máu" đó là Derrick Yale - một thám tử có tài đặc biệt, cho phép anh ta chạm vào đồ vật và biết ai là người cuối cùng đã chạm vào chúng. Anh là người sẽ hỗ trợ Thanh tra Parr trong vụ án "Vòng tròn máu".
Với cách xây dựng cốt truyện và tình huống vô cùng dồn dập, gấp gáp, Wallace được xem là một trong những người đi tiên phong trong tiểu thuyết trinh thám li kì, giật gân. Điểm nổi bật của ông chính là đã xây dựng một hệ thống nhân vật với cá tính riêng chỉ qua một vài chi tiết, hành động mà không sa đà quá vào cá nhân dẫn tới xao lãng mạch phá án chính.
Một điểm độc đáo nữa trong truyện của Wallace đó chính là cách tác giả xây dựng nhịp truyện: ở những trang đầu tiên, nhịp truyện đã dồn dập và gấp gáp và và đoạn cuối thì khiến người đọc thót tim. Đọc truyện của ông, độc giả có cảm giác như mình đang ngồi trước màn ảnh rộng trong rạp chiếu phim, mỗi một nhịp truyện tương ứng với cảnh quay, góc quay khác nhau.
Cùng là một buổi trò chuyện trong chiếc ô tô bí ẩn, nhưng dưới con mắt của người trong cuộc và con mắt của kẻ theo dõi, nó giống như một cú lia máy dài trong điện ảnh. Điều đó lí giải tại sao, số lượng truyện được chuyển thể thành phim của nhà văn người Anh này lại nhiều đến như vậy?
Edgar Wallace (1875 - 1932) là cha đẻ của hình tượng nhân vật King Kong, một trong những tác giả trinh thám được đọc nhiều nhất trên thế giới, một thiên tài bị lãng quên có cuộc đời được đánh giá là "phi thực tế hơn cả tiểu thuyết" với nhiều những thăng trầm và sóng gió.
Ông được biết đến là tác giả có số lượng tác phẩm đọc nhiều nhất trên thế giới, là ông chủ của một quầy báo, nhà thơ, phóng viên chiến trường, phóng viên xã hội (mảng tội phạm), nhà viết kịch, biên tập viên báo chí, đạo diễn, nhà biên kịch phim nổi danh, nhà cách mạng chống phân biệt chủng tộc, đại biểu Quốc hội...
Cuộc đời của Wallace vẫn là một huyền thoại không chỉ trong văn học mà trong cả điện ảnh. Các tác phẩm văn học của ông đã được xuất bản với hơn 200 triệu bản trên thế giới - trở thành tác giả có số lượng sách bán ra nhiều nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đánh giá Wallace là "nhà văn tội phạm" đầu tiên xuất thân từ tầng lớp lao động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại
