“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc
Dạy trẻ đọc sách từ nhỏ để đánh thức các năng lực vượt trội Tạo dựng thói quen đọc sách từ “Tủ sách điện tử cộng đồng" Học tập suốt đời bắt đầu từ thói quen đọc sách mỗi ngày |
Nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách hiệu quả nhất
Để hiểu được giá trị của việc đọc, diễn giả Kim Thoa, người được mệnh danh là “người phụ nữ truyền lửa văn hóa đọc”, đã mở đầu bằng việc khẳng định “đọc sách là một hoạt động rất bình thường mà vĩ đại”. Bởi theo bà, đọc sách là một cách tự học chủ động, một cách tiếp thu kiến thức sâu sắc nhất, một cách học kinh tế nhất, rẻ nhất và là một cách nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người hiệu quả nhất. Chưa hết, đọc sách còn là cách nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng, tư duy tốt nhất.
![]() |
CEO Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt chia sẻ tại tọa đàm |
Suốt gần 20 năm làm công tác xuất bản và tổ chức hàng trăm buổi tọa đàm hướng tới đối tượng chính là phụ huynh và giáo viên có con hoặc đang giảng dạy trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học, bà Kim Thoa đúc rút ra một điều rằng: Nuôi dạy trẻ càng sớm càng tốt, và cần có sự phối hợp giữa nền tảng giáo dục của gia đình và nhà trường.
Với sự dẫn dắt, chia sẻ đầy chuyên môn và kinh nghiệm của CEO Nhà sách Tân Việt, các thầy cô trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự đã có cơ hội lắng nghe, ghi nhận được nhiều kiến thức bổ ích trong việc truyền cho các em học sinh tình yêu sách và cùng xây dựng thói quen đọc sách hiệu quả.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Phúc Hiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã có lời phát biểu: “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với người yêu sách và cả cộng đồng, góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sách giúp ta tìm hiểu về thế giới xung quanh, lịch sử, văn hóa, và nhiều lĩnh vực khác”.
![]() |
Ông Nguyễn Phúc Hiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đánh giá cao tầm quan trọng của Ngày Sách và Văn hóa đọc |
Với ý nghĩa to lớn mà sách mang lại, diễn giả Kim Thoa đã dẫn dắt và lập luận những kiến thức khoa học đến từ các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục học, thần kinh học như Maria Montessori, Glenn Doman, Makoto Shichida... Bà Thoa khẳng định rằng việc dạy trẻ nên được hình thành “càng sớm càng tốt”. Bởi dưới 6 tuổi là thời điểm vàng để con phát triển não bộ và hình thành tư duy một cách tốt nhất. Nếu cha mẹ và thầy cô bỏ qua thời điểm này là đang bỏ lỡ cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy con em mình.
Với kinh nghiệm trong ngành sách và làm công tác phát triển văn hóa đọc cộng đồng nhiều năm nay, bà Kim Thoa cho biết bán cầu não phải chính là nơi chứa đựng các năng lực siêu nhiên, vượt trội của con người. Nếu được kích hoạt đúng vào thời điểm này, nó sẽ giúp trẻ phát huy các năng lực thuộc về thiên tài. Sau giai đoạn này, bán cầu não phải sẽ gần như đóng lại để nhường chỗ cho hoạt động của bán cầu não trái.
![]() |
Sự kiện thu hút đông đảo các thầy cô giáo quan tâm |
Sự khác biệt giữa não bộ của một người bình thường với một thiên tài nằm ở cách tác động, kích thích bằng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh… từ bên ngoài vào bên trong thông qua 5 giác quan. Trong 5 giác quan đó, hoạt động đọc có liên quan trực tiếp tới 3 giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác). Vì thế, theo bà Kim Thoa, việc cho trẻ đọc sách từ nhỏ là điều rất nên làm.
Một trong những ví dụ điển hình về gương đọc sách mà bà Kim Thoa nhận thấy đó là thói quen đọc của người Do Thái. Dân tộc này chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới nhưng lại có tới hơn 20% các giải Nobel. Người Do Thái còn có ba nghi lễ rất đặc biệt đó là lễ hôn sách, lễ chôn sách và lễ trưởng thành khi con 3 tuổi. Trong những ngày lễ đặc biệt đó, đều có sự xuất hiện của sách.
Từ ví dụ này, CEO Kim Thoa cho rằng việc dạy trẻ đọc sách không chỉ giúp trẻ học được ngôn ngữ, âm thanh mà còn là cách để đánh thức các năng lực vượt trội nằm sâu trong bán cầu não phải của trẻ. Đây là hoạt động cần thiết để trẻ được đánh thức trí tuệ, làm nền tảng cho sự phát triển tư duy trong tương lai.
Người lớn làm gương cho con trẻ
Theo bà Thoa, “đọc sách là điều bình thường nhưng vĩ đại”, điều trước tiên là cha mẹ và thầy cô cần xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ từ tuổi ấu thơ vì đây là thời kỳ mà trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt nhất, cũng như định hình các thói quen một cách thuận lợi và dễ dàng nhất.
Do đó, người lớn nên chủ động xây dựng để con có được thói quen đọc sách từ giai đoạn tuổi ấu thơ, để lớn lên con sẽ tự động có được thói quen đọc sách, luôn khát khao khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh.
Hành động được lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen và thói quen nếu muốn duy trì tốt, cần được hình thành từ nhỏ. Do đó, người đứng đầu Nhà sách Tân Việt luôn khuyến khích các vị phụ huynh cùng các thầy cô giáo xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ bằng các bước như: Phải là người đầu tiên hiểu được giá trị của việc đọc, mua sẵn những cuốn sách để trong nhà - trường học, tạo góc đọc thân thiện trong phòng - thư viện, tạo ra những tiết học đọc sách và cùng nhau chia sẻ về những cuốn sách đã đọc, xây dựng giờ kể chuyện theo sách, chọn sách phù hợp sở thích của con trẻ…
![]() |
TS Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chia sẻ tại sự kiện |
Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ từ nhỏ chính là đang trao cho trẻ cơ hội lớn để phát triển trong tương lai. Đó cũng chính là những lý do và động lực khiến CEO Kim Thoa miệt mài trên hành trình “gieo mầm tri thức”, tổ chức sự kiện giáo dục “Đọc sách - điều bình thường mà vĩ đại”. Đến với sự kiện lần này, nhiều thầy cô đã nhận được những giá trị và bài học trên con đường dạy trẻ đọc và học một cách khoa học, hiệu quả.
Cũng trong khuôn khổ tọa đàm, TS Vũ Dương Thúy Ngà - nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cho rằng sự kết hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên và Nhà sách Tân Việt trong sự kiện lần này hết sức có ý nghĩa trong dịp chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
“Chúng ta đã thấy được vai trò của việc đọc rất quan trọng, hun đúc lên truyền thống ham đọc sách, hiếu học của Việt Nam. Tôi đã được chứng kiến niềm say mê của học sinh tỉnh nhà trong việc kể chuyện, đọc sách. Tôi tin rằng sự kiện này sẽ góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường”, TS Vũ Dương Thúy Ngà chia sẻ.
Tin liên quan
Đọc thêm

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

Sự thật và cảm xúc - đôi cánh của thơ!

Những cung đường mùa xuân
