"Rắc rối giới" - cuốn sách về nữ quyền được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử
Trò chuyện về cuốn sách "Tôi ổn - Bạn ổn" và khám phá một cuộc đời hạnh phúc |
Trước hết, tiêu đề chứa đựng một từ khóa mà bản thân nó toát lên tinh thần của cuốn sách này: “rắc rối”. Tác giả cho rằng không nên nhìn nhận từ “rắc rối” một cách tiêu cực: “Tôi kết luận rằng rắc rối là tất yếu, và nhiệm vụ của chúng ta là gây rắc rối, là gặp rắc rối sao cho hiệu quả nhất”.
Cuốn sách "Rắc rối giới" |
Cuốn sách "Rắc rối giới" (tựa gốc "Gender Trouble") dường như mở một lối đi nữa cho các nhà nghiên cứu giới khác, thí dụ nhà văn người Úc Sara Ahmed nhận thấy việc “gây rắc rối” chứa đựng khả năng thúc đẩy một công việc mới của nữ quyền, bởi điều đó chất vấn các khái niệm xưa nay hợp thành tính đồng nhất của con người: Giới tính/ giới/ ham muốn; Chất vấn các phạm trù vốn dĩ hỗ trợ cho quan điểm phân biệt, kỳ thị phụ nữ và dị tính luyến ái bắt buộc về giới ở phương Tây.
Nhà nghiên cứu người Mỹ Shildrick nêu ý kiến rằng có thể coi lý thuyết của Butler là “điều kiện không thể thiếu” của nữ quyền luận hậu hiện đại. Nhà hoạt động giới Sara Salih cũng từng nhận định: “Ngay cả những nhà tư tưởng không đồng tình với “Rắc rối Giới” cũng phải thừa nhận nó đã và tiếp tục có ảnh hưởng và tầm quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực”.
Nói về cuốn sách của mình, tác giả Judith Butler chia sẻ: “Dù khen hay chê, nhiều độc giả phê bình “Rắc rối giới” khó đọc. Thậm chí một số người còn cảm thấy kỳ lạ và tức giận khi một cuốn sách khó tiêu thụ như vậy lại trở nên “nổi tiếng” đến thế theo tiêu chuẩn học thuật. Cuốn sách của tôi khiến nhiều người ngạc nhiên có lẽ vì chúng ta đã đánh giá thấp độc giả.
Trên thực tế, độc giả có đủ khả năng và ham muốn đọc những văn bản phức tạp và thách thức, khi sự phức tạp có lý do của nó, khi sự thách thức có mục đích chất vấn những sự thật hiển nhiên, khi tính hiển nhiên của những sự thật ấy quả thật đang áp bức người khác”.
Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam (ngoài cùng bên trái) và đại diện nhóm dịch giả trong buổi ra mắt cuốn sách "Rắc rối giới" |
Tháng 10/ 2022, "Rắc rối giới" bản tiếng Việt ra mắt sau vài năm làm việc của nhóm dịch Tiên Phong, cùng sự hỗ trợ nhiệt thành của người hiệu đính, trở thành ấn phẩm "Gender Trouble" được xuất bản đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.
“Rắc rối giới” xuất bản đúng vào dịp kỉ niệm 65 năm thành lập NXB Phụ nữ Việt Nam (10/1957 - 10/2022), bổ sung 1 đầu sách chất lượng cho Tủ sách “Phụ nữ tùng thư - Giới và Phát triển” của NXB Phụ nữ Phụ nữ Việt Nam.
Tủ sách được ra đời từ tháng 2/2018, gồm các công trình về vấn đề phụ nữ, hướng tới các nhận thức và thực hành quyền phụ nữ cũng như đấu tranh cho nữ quyền, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tủ sách “Phụ nữ tùng thư - Giới và Phát triển” của NXB Phụ nữ Phụ nữ Việt Nam |
Tủ sách gồm 4 loại: Loại Biên khảo, tư liệu tập hợp các tư liệu trên báo chí, các công trình, bài viết của các nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật, nhà hoạt động phụ nữ... ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi vấn đề phụ nữ trở thành một bộ phận quan trọng trong các dự án cải cách xã hội và đấu tranh vì sự bình đẳng giới.
Loại Hợp tuyển, tinh tuyển là tập hợp sáng tác của các tác giả nữ trong di sản văn chương Việt Nam thời trung đại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa do phụ nữ Việt Nam sáng tạo.
Loại Nghiên cứu: Giới thiệu các tập tiểu luận chuyên đề, các chuyên khảo nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ ở Việt Nam và thế giới.
Loại Dịch thuật: Giới thiệu các công trình kinh điển của thế giới đấu tranh cho sự nghiệp của phụ nữ, các lý thuyết và thực hành nghiên cứu về các vấn đề phụ nữ, các vấn đề về giới và nữ quyền…; Dịch và giới thiệu các vấn đề của phụ nữ Việt Nam ra thế giới.
Trong gần nửa thập kỷ qua, Tủ sách “Phụ nữ tùng thư - Giới và Phát triển” đã xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị như: “Đạm Phương nữ sử: Vấn đề phụ nữ ở nước ta”, “Một Điểm tinh hoa- Thơ văn Hồng Hà nữ sĩ” (Bản dịch chú và phiên âm đầy đủ nhất các tác phẩm của Đoàn Thị Điểm), “Lời người Man di hiện đại - Nhời đàn bà” (Nguyễn Văn Vĩnh), “Yêu sách của Antigone” (Judith Butler), “Lịch sử vú” (Marilyn Yalom), “Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới”…