Tag
Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Rõ cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của nền công vụ hiện đại

Tin tức 10/05/2025 11:34
aa
TTTĐ - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức là bước quan trọng trong việc hoàn thiện và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới trong công tác cán bộ. Trong đó, các cơ chế đánh giá, phát huy năng lực cán bộ một cách minh bạch, rõ ràng và là tiền đề cho các khâu khác trong công tác cán bộ, như bổ nhiệm, khen thưởng, hoặc kỷ luật...
Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm Xem xét kỹ khái niệm "người có tài năng" trong hoạt động công vụ Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

cơ chế quản lý, sử dụng, loại bỏ cảm tính, hình thức

Thời gian qua, Luật Cán bộ, công chức đã giúp hệ thống cơ quan nhà nước các cấp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nền hành chính Nhà nước phục vụ Nhân dân.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số hạn chế, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi yêu cầu cải cách hành chính đang ngày càng trở nên cấp thiết và sự phát triển của xã hội đòi hỏi sự thay đổi về yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Sau một thời gian nghiên cứu, soạn thảo, dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, xây dựng nền công vụ hiện đại
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9

Dự thảo gồm 7 Chương, 52 Điều, giảm 35 Điều so với Luật hiện hành. Mục tiêu của dự luật là tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, phục vụ việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Dự luật cũng hướng đến việc đổi mới quản trị quốc gia, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.

Nội dung nổi bật của dự luật bao gồm quy định liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cơ sở. Theo đó, sẽ hoàn thiện các quy định về nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ; quy định chuyển tiếp để bố trí cán bộ, công chức cấp xã.

Cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được hoàn thiện theo hướng đổi mới phương thức, lấy vị trí việc làm làm trung tâm. Công tác tuyển dụng công chức cũng được đổi mới với phương thức linh hoạt; tuyển người đáp ứng ngay yêu cầu vị trí việc làm; người trúng tuyển được bổ nhiệm, xếp lương ở ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Dự luật cũng đổi mới quy định về đánh giá, sử dụng và sàng lọc công chức. Việc đánh giá căn cứ trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, sản phẩm cụ thể. Đồng thời, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong việc đánh giá và sàng lọc đội ngũ công chức.

Ngoài ra, dự luật thể chế hóa các chủ trương, định hướng khác như: Chính sách thu hút, trọng dụng người tài năng; bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; cải cách chế độ công vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, xây dựng nền công vụ hiện đại
Ảnh minh hoạ

Áp dụng cơ chế đánh giá định kỳ dựa trên KPI

Theo nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội, các quy định mới của dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã hướng tới khắc phục triệt để tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”; đồng thời gắn với công tác đánh giá thi đua, khen thưởng một cách rõ ràng. Trong đó, cơ chế đánh giá cán bộ một cách minh bạch, rõ ràng và là tiền đề cho các khâu khác trong công tác cán bộ, như bổ nhiệm, khen thưởng, hoặc kỷ luật...

Theo dự luật, kết quả đánh giá sẽ được lưu vào hồ sơ, thông báo đến cá nhân và công khai trong đơn vị công tác. Đây là căn cứ để sử dụng, bố trí, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Mục tiêu là sàng lọc, loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trường hợp công chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan quản lý có thể điều chuyển sang vị trí có yêu cầu thấp hơn hoặc cho thôi việc. Nếu hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, công chức sẽ bị buộc thôi việc.

So với quy định hiện hành, đây là bước thay đổi đáng kể. Hiện nay, công chức chỉ bị cho thôi việc sau hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ; đối với công chức lãnh đạo, nếu không hoàn thành hai năm trong một nhiệm kỳ sẽ bị bố trí lại công việc khác hoặc không được bổ nhiệm lại.

Góp ý vào quy định này, đại biểu Tạ Đình Thi (tổ Hà Nội) đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể việc áp dụng cơ chế đánh giá định kỳ dựa trên KPI. Tuy nhiên, việc này là chưa đủ mà cần lấy ý kiến phản hồi từ người dân và doanh nghiệp, làm cơ sở cho các khâu khác trong công tác cán bộ để đảm bảo sự khách quan và minh bạch.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, xây dựng nền công vụ hiện đại
Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi

Đại biểu đoàn TP Hà Nội cũng đề nghị rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền lợi và động lực cho cán bộ, công chức, trong đó có chính sách lương, thưởng công bằng, gắn với hiệu suất và điều kiện làm việc.

Theo đại biểu, nhiều nước trong khu vực đã áp dụng chính sách lương, thưởng theo hiệu suất công việc KPI hằng năm. Để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, chúng ta cũng nên áp dụng chính sách này.

Chung quan điểm, một số đại biểu Quốc hội cũng đề xuất áp dụng KPI và đánh giá định kỳ cán bộ, công chức theo chu kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm. Những người hoàn thành xuất sắc sẽ được tặng thưởng, bằng khen, đề bạt, thăng chức phù hợp với mức độ đóng góp.

Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cũng cần nghiên cứu, xem xét thêm đối với hạ bậc lương và giáng chức cán bộ, công chức trong một số trường hợp cụ thể; bổ sung “trách nhiệm về giải trình chứng minh trong trường hợp công chức bị đánh giá thấp” để đảm bảo sự khách quan, công bằng.

Ưu đãi người tài cần đi đôi với trách nhiệm

Theo các chuyên gia, mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức là thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong bộ máy của hệ thống chính trị. Theo đó, cần xây dựng cơ chế thu hút và giữ chân nhân tài, đặc biệt là trong các cơ quan Nhà nước, giúp bộ máy hành chính trở nên hiệu quả hơn. Các chính sách về tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực cần được hoàn thiện và đổi mới để không chỉ tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao mà còn tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, công bằng và phát triển bền vững.

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã thể chế hóa chính sách thu hút, trọng dụng đổi với người có tài năng trong hoạt động công vụ (quy định tại Điều 5).

Về chính sách này, theo đại biểu Tạ Đình Thi, hiện nay giao Chính phủ quy định chi tiết, song đại biểu lo ngại rằng nếu không quy định cụ thể trong luật, các chính sách ưu đãi sẽ thiếu tính khả thi, đặc biệt khi có sự chồng chéo với các luật khác.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, xây dựng nền công vụ hiện đại
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ (tổ Hà Nội) thì cho rằng, quy định tại Điều 5 hiện nay chưa rõ ràng.

Theo nữ đại biểu, xác định thế nào là người có tài năng vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Nghị định 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ thu hút, ưu đãi cho người có tài năng, như thủ khoa, người tốt nghiệp xuất sắc, hoặc đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.

Tuy nhiên, liệu những người này có thực sự là người có tài năng trong hoạt động công vụ hay không cần được xem xét kỹ lưỡng”- bà Thuỷ nêu và chia sẻ, trên thực tiễn, nhiều người được tuyển dụng theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP vẫn cần đào tạo, hướng dẫn và trải qua thời gian tập sự để đáp ứng yêu cầu công việc. Do đó, nữ đại biểu Quốc hội đề nghị luật bổ sung quy định về thời gian thử thách, từ 6 tháng đến 1 năm, cho người được tuyển dụng với chế độ ưu đãi.

Trong thời gian này, nếu không phát huy được năng lực, họ phải rời vị trí để nhường chỗ cho người khác, thay vì giữ nguyên chỉ vì từng được coi là có tài năng. Chính sách ưu đãi cần đi đôi với trách nhiệm cụ thể, đánh giá dựa trên hiệu quả công việc thực tế, không chỉ dựa trên thành tích trước đó.

Trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực cải cách bộ máy hành chính, Dự án Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trong việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Với những giải pháp được đưa ra cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị mới có thể tạo ra sự thay đổi thực chất, đảm bảo thu hút được người tài vào bộ máy Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước Tin tức

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Nhân Lễ Phật đản (Phật lịch 2069 - Dương lịch 2025), sáng 10/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Nguyễn Ngọc Tuấn đã thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội tới thăm, chúc mừng Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc Tin tức

Trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc

TTTĐ - Chiều 9/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Thị Ngọc, đảng viên Đảng bộ phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.
Tạo dựng môi trường tác nghiệp hiện đại, lan tỏa thông tin chính xác Tin tức

Tạo dựng môi trường tác nghiệp hiện đại, lan tỏa thông tin chính xác

TTTĐ - Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số TP (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội), UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của TP, được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin truyền thông trong kỷ nguyên số.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá Tin tức

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế thuốc lá

TTTĐ - Tăng thuế thuốc lá cao và tăng thường xuyên, được các quốc trên thế giới đánh giá là chính sách cùng thắng (win - win), thắng trong bảo vệ sức khỏe và thắng trong tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf Thời sự

Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf

TTTĐ - Dịch vụ kinh doanh golf là dịch vụ cao cấp nhưng hiện đang được điều tiết gần thấp nhất trong số các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức thuế suất với dịch vụ kinh doanh gofl từ 20% lên mức 30%.
Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô Tin tức

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).
Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái Thời sự

Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

TTTĐ - Sáng 8/5, tại tỉnh Yên Bái, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương - Trưởng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; công tác hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra Tin tức

Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa Luật Thanh tra với việc xóa bỏ hàng loạt cơ quan thanh tra, là cuộc cách mạng rất lớn trong hoạt động thanh tra hòa chung vào cuộc cách mạng tinh gọn của hệ thống tổ chức bộ máy...
Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người Tin tức

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người nhưng đề nghị làm rõ căn cứ và tính hợp lý.
Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân Tin tức

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Xem thêm