Tag

Sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 Mulan

Môi trường 10/08/2022 12:05
aa
TTTĐ - Sáng 10/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai họp với các thành viên, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 2.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Quảng Ninh: Bão số 2 mạnh lên và tiến về phía TP Móng Cái

Bão số 2 cách Quảng Ninh 480km, gió giật cấp 11

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, hồi 7 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 7 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 70km về phía Nam, cách Hải Phòng khoảng 110km về phía Đông, cách Thái Bình khoảng 150km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 Mulan
Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm, khu nuôi trồng thủy sản đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ chiều tối và đêm nay (10/8) gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2-4m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định đề phòng sóng lớn kết hợp với triều cường gây ngập úng tại vùng trũng, thấp trong ngày 11/8.

Sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 Mulan
Vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam

Trên đất liền từ đêm 10/8, ngày 11/8, khu vực ven biển Quảng Ninh-Ninh Bình nhiều khả năng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Từ chiều tối nay (10/8) đến khoảng ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.

Đảm bảo an toàn cho người dân và khu vực nuôi trồng thủy sản

Thông tin từ Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng Phòng cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ độ Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 10/8, đã hướng dẫn 52.249 tàu/228.960 người chủ động di chuyển phòng tránh bão. Các tàu đã nắm được thông tin về diễn biến bão và đã di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Về cứu hộ tàu thuyền, ngư dân trên biển, ngày 9/8 các lực lượng cứu nạn đã tiếp cận, lai dắt 3 tàu bị nạn về nơi an toàn: HT 20408 TS/05LĐ, QB 98215 TS/05LĐ, QB 98196 TS/02LĐ (tàu QB 98196 TS hiện đang trên đường lai dắt về Quy Nhơn, Bình Định). Đồng thời, cứu được 9 ngư dân của 2 tàu bị chìm: QB 93206 TS/08LĐ và QB 98084 TS/01LĐ.

Sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 Mulan
Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng Phòng cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ độ Biên phòng

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho biết, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có 98.303ha và 18.089 lồng, bè nuôi trồng thủy sản; Số lượng lều/chòi canh nuôi nhuyễn thể: 3.756 lều/chòi; Số người trên các lồng, bè, chòi canh: 4.000 người.

Hiện, khu vực Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ chứa thủy lợi; trung bình đạt từ 64% - 97% dung tích thiết kế, một số tỉnh hồ chứa có mức cao như: Điện Biên 92%, Tuyên Quang 94%, Sơn La 77%, Bắc Giang 81%. Khu vực cũng có 329 hồ xung yếu và 141 hồ đang thi công. Các địa phương đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du.

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có 34 trọng điểm, vị trí xung yếu; 5 công trình đê, cống, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang. Hiện đã có giải pháp bảo đảm an toàn.

Sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 Mulan

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đanh giá cao Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả, kịp thời công tác hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Về các công việc tiếp theo, ông Nguyễn Văn Tiến đề nghị các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc các nội dung tại Công điện số 24 ngày 9/8/2022 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai Lê Văn Thành tại văn bản số 5051 ngày 9/8/2022.

Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi các tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn, kể cả tàu thuyền nhỏ đánh bắt ven bờ; Có biện pháp đảm bảo an toàn cho khu vực nuôi trồng thủy sản; Các địa phương xem xét thời gian cấm biển phù hợp; Chủ động tiêu nước đệm đảm bảo an toàn cho cây trồng.

Sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 Mulan
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến kết luận chỉ đạo cuộc họp ứng phó bão số 2

Đồng thời, chú ý đảm bảo an toàn cho du khách tại các điểm du lịch và người lao động tại các khu vực khai thác khoáng sản. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Đề phòng nguy cơ lốc, sét, ngập úng

Do ảnh hưởng của bão số 2 nên từ chiều tối nay (10/8) đến ngày 12/8, thành phố Hà Nội mưa to đến rất to và dông (cường độ mưa lớn tập trung từ đêm 10 đến ngày 11/8). Lượng mưa từ chiều tối nay đến ngày 12/8 tại khu vực trung tâm, các huyện phía Bắc và phía Tây thành phố phổ biến 120-180mm, có nơi cao hơn 180mm; Các huyện phía Nam 100-150mm, có nơi cao hơn 150mm.

Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo, trong mưa dông, thành phố Hà Nội có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh. Người dân và cơ quan chức năng đề phòng nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị, vùng trũng thấp, ven sông...

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm