Sắp xếp lại biên chế trong năm 2018
![]() |
Trả lời về vấn đề hợp đồng đối với giáo viên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong tình hình vừa qua nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục công lập của chúng ta thực hiện số lượng hợp đồng để làm công tác chuyên môn rất lớn và có thể nói có những đơn vị biên chế được giao chưa sử dụng hết, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cho được hợp đồng. Do đó, trong Nghị quyết 19 vừa rồi và trong Nghị quyết 08 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19 đã nêu rất rõ là chấm dứt tình trạng tự duyệt biên chế hoặc giao biên chế cao hơn so với biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng "Chúng ta phải rà soát, sắp xếp lại ngay trong năm 2018. Do đó, để thực hiện nghiêm về vấn đề này, tôi đề nghị đối với các địa phương cũng như các cơ sở giáo dục công lập của chúng ta phải rà soát lại về vấn đề biên chế được giao và đánh giá về năng lực đối với các giáo viên thực hiện hợp đồng trong thời gian vừa qua".
![]() |
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị phải có quy định để gián tiếp quản lý trong các cơ sở giáo dục, tức là những người ưu tiên làm chuyên môn, nghiệp vụ phải chiếm tỷ lệ trên 65%. Hiện nay làm công tác hành chính, quản lý chuyên môn chiếm tỷ lệ còn khá lớn.
Đối với những nơi còn thiếu giáo viên phải tuyển ngay để đáp ứng được yêu cầu, không thể để cho học sinh không có giáo viên dạy và cân đối trong số biên chế đã được giao. Mặt khác, Bộ Trưởng Lê Vĩnh Tân yêu cầu phải tính toán lại định mức trong các trường đối với số lớp trong trường, số giờ dạy của giáo viên để cân đối lại trong số giáo viên, số biên chế được giao trong thời gian vừa qua.
“Tại kỳ họp lần thứ 4 của Chính phủ thường kỳ cũng đã nêu rõ, đối với những trường hợp chúng ta tuyển dụng viên chức đã thừa so với được giao thì phải rà soát và bố trí giải quyết công việc cho những giáo viên này, nếu trường hợp không được thì chúng ta sẽ thực hiện tinh giản biên chế,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để cân đối lại tình trạng đối với những địa phương tăng dân số cơ học. Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, nên nghiên cứu xem xét, bổ sung biên chế để tránh trường hợp thiếu giáo viên hoặc thiếu người phục vụ trong các trường học, trình với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 này.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các địa phương phải cân đối và đảm bảo đủ giáo viên, bác sỹ để cung ứng trong vấn đề phục vụ chung. Do vậy, quan điểm của Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương chúng ta chưa thực hiện việc chấm dứt hợp đồng làm chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non còn trong định mức biên chế, tức là còn định mức biên chế chúng ta tiếp tục nghiên cứu xét tuyển.
“Đặc biệt ưu tiên đối với những người đã hợp đồng lâu năm, có trình độ, có năng lực đảm bảo yêu cầu thì có chính sách ưu tiên để tuyển dụng vào biên chế hiện nay còn thừa. Nếu trường hợp không sắp xếp, không tuyển dụng được cuối cùng chúng ta mới thực hiện vấn đề tinh giản biên chế theo đúng Nghị định 108 của Thủ tướng Chính phủ,” Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Vấn đề chính sách đối với giáo dục mầm non. Trong Quyết định số 60 ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ về chính sách đối với giáo viên mầm non trong giai đoạn 2011-2015 đã quy định: "Giáo viên trong đó bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non, kể cả công lập và dân lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương cho giáo viên mầm non theo thang bảng lương quy định, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên mầm non có cùng trình độ đào tạo đang làm việc hợp đồng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập".
"Đây là chính sách rất mở cho giáo dục mầm non, kể cả Chính phủ cũng hỗ trợ để chúng ta khuyến khích tỷ lệ huy động", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Trong Thông tư liên tịch 09 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ngày 11/3/2013 cụ thể hóa về chính sách này đã nói rất rõ, bổ sung thêm các khoản về chính sách đối với giáo viên mầm non.
Tại Nghị định số 06 của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/1/2018 Chính phủ đã quy định về chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và các chính sách đối với giáo viên mầm non cũng quy định rất rõ về vấn đề này, tức là các đối tượng này nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện các chức danh mầm mon sẽ được ký hợp đồng lao động và xếp lương là chức danh giáo viên mầm non ở hạng 4 và hưởng chế độ chính sách quy định như giáo viên mầm non ở cơ sở giáo dục mầm non công lập.
"Chính sách giáo viên mầm non hiện nay có rất nhiều, ngoài ra còn có những chính sách khác. Ví dụ như Nghị định 61, 64, Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đối với những người hoạt động trong vùng đặc biệt khó khăn", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội thành lập 6 tiểu ban phục vụ Lễ Quốc khánh 2/9

Mặt trận thống nhất hành động, khơi dậy khát vọng trong giai đoạn mới

Hành trình 40 năm là "ngọn đuốc truyền cảm hứng"

Đại hội Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo Hà Nội

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm tra vận hành chính quyền 2 cấp

Ông Hồ Văn Niên làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình

Bố trí nhân sự phù hợp sau sắp xếp chính quyền địa phương

Hà Nội luôn coi Ngân hàng Thế giới là đối tác quan trọng
