Tag

Sau Cánh Diều, Bộ GD&ĐT rà soát cả 5 bộ sách giáo khoa, bổ sung quy định về tổ chức thực nghiệm

Giáo dục 21/10/2020 10:29
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo nhà xuất bản và tinh thần là sẽ phát hành sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có thêm tài liệu chỉnh sửa, bổ sung, phát miễn phí cho học sinh (HS) đang sử dụng SGK này. Đồng thời, Bộ cũng bổ sung quy định về tổ chức thực nghiệm SGK.
Cử tri bức xúc về sách giáo khoa lớp 1, nâng khống giá thiết bị y tế Sẽ điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ phản ánh về sách giáo khoa lớp 1
Sau Cánh Diều, Bộ GD&ĐT rà soát cả 5 bộ sách giáo khoa, bổ sung quy định về tổ chức thực nghiệm
Giờ học của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Mậu Lương (Hà Đông, Hà Nội)

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại buổi giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 20/10.

Xem xét nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, trong thời gian qua, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, lớp 1 nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo Nhân dân. Bộ GD&ĐT đã nhận được một số phản ánh của đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh về khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học SGK môn Tiếng Việt 1. Đặc biệt là SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều (do GS. TS Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp.

Về việc này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK Tiếng Việt 1 rà soát, báo cáo. Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả, SGK môn Tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa phù hợp.

Sau quá trình rà soát nghiêm túc các ngữ liệu trong sách, để sách hoàn chỉnh và đảm bảo tính phù hợp, Hội đồng thẩm định đề nghị các tác giả điều chỉnh, cung cấp một số ngữ liệu để gợi ý cho giáo viên và các nhà trường lựa chọn sử dụng trong quá trình dạy học.

Một số từ ngữ như “nhá”, “nom”, “quà... quà...”, Hội đồng thẩm định đã khuyến nghị ở Biên bản vòng 1. Sau khi rà soát, Hội đồng tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn.

Những từ ngữ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: “Chén”, “cuỗm”, “tợp”, “dưa đỏ”, “lồ ô”, “be be”, “lỡ xô”, “bê đồ” “ti vi”, “bế”, “khổ mỡ”... Hội đồng thẩm định đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp thay thế.

Một số đoạn, bài: “Hai con ngựa”, “Cua, cò và đàn cá”, “Lừa, thỏ và cọp”, sau khi rà soát, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản.

Các đoạn, bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Ve và gà”, “Ước mơ của tảng đá”, “Quạ và chó”, Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp. Khi chọn văn bản thay thế, các tác giả nên lựa chọn đoạn, bài trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Tài liệu chỉnh sửa sẽ phát miễn phí

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo nhà xuất bản và tinh thần là sẽ phát hành SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có thêm tài liệu chỉnh sửa, bổ sung, phát miễn phí cho học sinh (HS) đang sử dụng SGK này. Kinh phí do nhà xuất bản cuốn sách này chi trả toàn bộ.

Cũng theo ông Độ, một số ngữ liệu phải thay đổi trong sách này nằm ở các bài học ở nửa cuối của sách nên hiện tại không ảnh hưởng quá nhiều đến việc dạy và học.

Sau sự việc của sách Cánh Diều, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các nhà xuất bản, các tác giả rà soát tất cả 5 bộ sách để xem có vấn đề cần chỉnh sửa hay không, những lỗi lớn thì phải thay đổi, những lỗi nhỏ có thể điều chỉnh trong quá trình sử dụng.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin: “Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn SGK. Việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu SGK khi Hội đồng thẩm định đánh giá “đạt” và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội trước khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Việc trưng cầu ý kiến này được thực hiện trên cổng thông tin của Bộ, tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

Toàn quốc có khoảng 14.000 trường tiểu học, trong đó có khoảng 100.000 giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021. Đây cũng là lực lượng trực tiếp chọn SGK lớp 1 năm học này.

Kết quả lựa chọn 5 bộ SGK mà Bộ GD&ĐT tổng hợp thì bộ sách Cánh Diều được chọn nhiều nhất với 32%; Tiếp đến là bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với 28%... Bộ sách được lựa chọn ít nhất là bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục với khoảng 8%.

Đọc thêm

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Xem thêm