Tag
Xây dựng 2 nhà máy thủy điện trên sông Hồng:

Sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu vực hạ lưu?

Môi trường 13/04/2019 12:54
aa
TTTĐ- Quy hoạch các dự án thủy điện là vấn đề hệ trọng, bởi nó có thể để lại nhiều hệ lụy khôn lường. Vì vậy, các cấp có thẩm quyền cần thận trọng trước đề xuất bổ sung dự án Thủy điện Thái Niên (60 MW) và dự án Thủy điện Bảo Hà (40 MW) trên sông Hồng vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai.

Sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu vực hạ lưu?

Bài liên quan

Sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu vực hạ lưu?

Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công thương

Lào Cai: Xử phạt vi phạm về lĩnh vực môi trường lần thứ 2 với Công ty CP DAP số 2 - Vinachem

Lào Cai: Công ty Apatit Việt Nam bị tố lấn chiếm đất khai hoang của người dân

Lào Cai: Có hiện tượng cán bộ, công chức chuyển nhượng đất trái phép

Lào Cai: Xử phạt hai công ty vi phạm về lĩnh vực môi trường

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý bổ sung dự án Thủy điện Thái Niên (60 MW) và dự án Thủy điện Bảo Hà (40 MW) trên sông Hồng vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh.

Trước đó, tháng 11/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã cho phép Doanh nghiệp được khảo sát, lập hồ sơ bổ sung 2 dự án thủy điện nêu trên vào Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai. Dự kiến, ngày 15/4/2019, doanh nghiệp và đơn vị tư vấn sẽ hoàn thành công tác lập hồ sơ, báo cáo bổ sung 2 dự án thủy điện vào Quy hoạch.

Đáng nói, trước đề xuất trên của tỉnh Lào Cai, nhiều ý kiến cho rằng ngoài lợi ích về nguồn điện đem lại, thì nếu các dự án thủy điện được xây dựng, đi vào hoạt động có thể sẽ lợi bất cập hại, mang lại nhiều hệ lụy khi làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống đê điều và cuộc sống của hàng ngàn người dân phía dưới hạ lưu.

Thủy điện xả lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng hạ lưu
Thủy điện xả lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân vùng hạ lưu

Những ý kiến này không phải là không có cơ sở. Bởi, thực tế khi thủy điện tích nước hay xả nước sẽ gây ra những hậu quả vô cùng lớn cho hạ lưu. Bài học nhãn tiền là hàng loạt vụ thủy điện xả nước đã tàn phá tài sản, cướp đi tính mạng của người dân vùng hạ lưu trong những năm qua.

Có thể lấy dẫn chứng như sự cố nhà máy thủy điện Hố Hô xả nước bất ngờ vào tháng 10/2016, gây ngập hàng ngàn nhà dân, cuốn trôi hoa màu tài sản của hàng nghìn người dân khu hạ lưu thuộc huyện Hương Khê và một số huyện khác ở tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, tháng 11/2016, nhà máy thủy điện An Khê – KaNak (Gia Lai) bất ngờ xả lũ vào lúc 1 giờ sáng, khiến nhiều huyện vùng hạ lưu trở tay không kịp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; Mới đây nhấy (tháng 8/2018) thủy điện Bản Vẽ và thủy điện Bản Ang (Nghệ An) đồng loạt xả lũ, khiến nước ồ ạt đổ về hạ du sông Nậm Nơn, nhấn chìm nhiều xã, mực nước dâng cao đến mái nhà dân và khiến tuyến quốc lộ 7 sang Lào bị tê liệt, gây thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản…

Trao đổi với báo chí liên quan đến đề xuất của tỉnh Lào Cai, PGS.TS Đào Trọng Tứ, chuyên gia về thủy điện, giảng viên ĐH Cologne (Đức), giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu cho biết, sông Hồng có ba nhánh lớn là nhánh sông Đà; nhánh sông Hồng và nhánh sông Lô. Trong đó, nhánh sông Đà đã khai thác triệt để thủy điện rồi, từ Hòa Bình ngược lên Sơn La, Lai Châu rất nhiều thủy điện lớn nhỏ.

Trong khi đó, nhánh sông Lô đã có thủy điện Thác Bà, Tuyên Quang, Chiêm Hóa và một loạt thủy điện nhỏ. Sông Lô cũng đã khai thác tương đối nhiều thủy điện. Còn nhánh sông Hồng (còn gọi sông Thao) cách đây 3-4 năm, Công ty Xuân Thành đề nghị xây 6 thủy điện bậc thang tôi đã nói tuyệt đối không xây thủy điện trên sông Hồng là nhánh giữa, dòng chính của sông Hồng vì địa mạo, địa chất không phù hợp xây thủy điện. Tất nhiên hiện nay kỹ thuật có thể xây được hết nhưng tác động môi trường rất lớn.

''Sông Hồng 60% ở Việt Nam còn lại Trung Quốc, Lào. Bên Trung Quốc phát triển rất nhiều thủy điện tác động đến nước ta. Chúng tôi nghiên cứu rất nhiều về sông Hồng với tình trạng hiện nay không nên xây nhà máy thủy điện nào sông Hồng”, PGS.TS Đào Trọng Tứ cho biết.

Ông Đào Trọng Tứ cho rằng, việc xây dựng hai nhà máy thủy điện công suất 40 MW và 60 MW là chặn giữa sông Hồng là không hợp lý, kể cả công suất nhà máy điện có tăng nữa cũng không nên xây thủy điện trên sông Hồng. Bởi, ảnh hưởng nguồn nước hạ nguồn, đặc biệt ảnh hưởng lượng phù sa, nhiều đoạn sông Hồng đoạn khu vực Hà Nội sâu đến 10m gây ra vấn đề xói lở, bồi lắng vùng cửa biển sẽ rất lớn.

“Việc xây dựng thêm 2 nhà máy thủy điện để bổ sung có 100 MW là không hợp lý. Tổng lượng điện Việt Nam hiện nay 45.000 MW thì 100 MW đóng góp bao nhiêu. Tự nhiên phá tan dòng sông chỉ vì 100MW điện rất vô lý. Chẳng qua xây thủy điện để có thêm nguồn kinh phí địa phương”, ông Đào Trọng Tứ nhận định.

Cũng giống như đề xuất xây 6 nhà máy thủy điện sông Hồng trước đây của doanh nghiệp Xuân Trường, PGS Đào Trọng Tứ cho rằng, xây thủy điện ngoài việc khai thác điện bán, một phần lợi có thể nhìn thấy ngay là khi xây hồ chứa nước doanh nghiệp sẽ nạo vét khai thác khoáng sản, khai thác cát.

“Nếu có dịp đến sông Mã vùng thượng nguồn, trên chiều dài 100km sông từ Trung Sơn xuống Bá Thước làm đến 5 nhà máy thủy điện, dân kêu trời vì mùa ngập thì ngập, mùa khô thì thiếu nước. Hiện nay tài nguyên thủy điện Việt Nam đã khai thác kiệt quệ, nếu tiếp tục khai thác hệ lụy sẽ rất lớn”, PGS Đào Trọng Tứ chia sẻ.

Trước đó, thực hiện rà soát quy hoạch theo Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội, Bộ Công Thương đã loại khỏi quy hoạch 8 DATĐ bậc thang (655 MW bao gồm: thủy điện Pa Ma - 80 MW, Huổi Tạo - 180 MW, Sông Giằng - 60 MW, Đức Xuyên - 58MW, Đồng Nai 6 - 135 MW, Đồng Nai 6A - 106 MW, Tà Lài - 20 MW, Ngọc Định - 16 MW) và 463 DATĐ nhỏ (1.404,68 MW), không xem xét quy hoạch 213 vị trí tiềm năng (349,61MW).

“Xây dựng nhà máy thuỷ điện trên Sông Hồng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đê hạ lưu”:

Liên quan đến đề xuất của xây dựng siêu dự án đầu tư tuyến giao thông thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện trên sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình (năm 2016), trả lời báo chí, ông Vũ Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều, Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) khẳng định, "siêu dự án'' thủy điện trên sông Hồng sẽ ảnh hưởng tới đê hạ lưu.

“Chắc chắn là sẽ có ảnh hưởng tới hệ thống đê ở hạ lưu, lượng phù sa sẽ bồi lắng ở thượng lưu nới có các con đập thay vì chảy xuống hạ lưu, hạ lưu sẽ thiếu hụt một lượng cát nhất định. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào lại còn phụ thuộc hoàn toàn vào các giải pháp mà dự án đưa ra...”, ông Vũ Xuân Thành nhận định.

Anh Thư

Tin liên quan

Đọc thêm

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn Xã hội

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

TTTĐ - Nước dâng quá nhanh khiến nhiều tiểu thương ở chợ Thanh Vinh (TP Đà Nẵng) không kịp trở tay, bất lực nhìn hàng hóa bị nước nhấn chìm. Ngay sau khi nước rút, người dân hối hả dọn dẹp bùn non còn bám đầy đường.
Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão Môi trường

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

TTTĐ - Trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước tiến trong việc tìm kiếm giải pháp bền vững chống ngập úng. Ngoài những giải pháp về hạ tầng, thành phố đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác tiêu thoát nước mùa mưa.
Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ Môi trường

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

TTTĐ - Ngày 5/7, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động hoạt động năm 2025 của chương trình “Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh” và ra mắt sáng kiến “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku”.
Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở Môi trường

Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở

TTTĐ - Chọn cách xây dựng “lá chắn từ cơ sở”, lấy tuyên truyền làm đòn bẩy, thành phố Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tự thân tăng sức đề kháng, sẵn sàng ứng phó, nâng cao hiệu quả toàn diện trong công tác phòng chống thiên tai cực đoan và biến đổi khí hậu.
Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn Môi trường

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

TTTĐ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhiều khu vực có mưa lớn trong 24 giờ tới.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

TTTĐ - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn góp phần nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp Môi trường

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

TTTĐ - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Do đó, giai đoạn hiện nay, tại một số xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp.
Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/7, thời tiết miền Bắc vẫn nắng nóng.
Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Môi trường

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Sáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý Môi trường

Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý

TTTĐ - Hàng tấn bánh kẹo, thực phẩm chức năng, dược phẩm còn nguyên tem mác, thậm chí còn hạn sử dụng, bị đổ trộm, đốt bỏ phi pháp tại các bãi đất trống ở những thành phố lớn trên cả nước. Những "đống rác đặc biệt” này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là lời cảnh báo về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang len lỏi sâu vào thị trường, cùng với đó là sự buông lỏng trong quản lý và những lỗ hổng pháp lý cần được lấp đầy.
Xem thêm