Tag

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội: Quá nửa là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên

Sức khỏe 25/08/2017 11:09
aa
TTTĐ.VN - Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, 14 quận huyện đang trong tình trạng “báo động đỏ”. Thống kê cho thấy, đối tượng mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên.

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội: Quá nửa là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên

Con số đáng lo

Trong buổi tập huấn về phòng chống dịch sốt xuất huyết cho tình nguyện viên của hai trường Đại học Y Hà Nội và trường Đại học Y tế công cộng, do Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tính đến ngày 21/8, Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số người mắc sốt xuất huyết với gần 20.000 ca mắc bệnh.

Cũng tại cuộc tập huấn, bà Đặng Kim Hạnh – Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) chia sẻ them: Về việc phân bố bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô từ 1/1 đến 14/8 theo nghề nghiệp thì nhân viên văn phòng mắc bệnh sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 34%. Đứng sau đó là các đối tượng khác như: Học sinh (24%), sinh viên (18%), lao động tự do (9%), hưu trí (7%), công - nông dân (4%), trẻ em (4%).

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội: Quá nửa là nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Đại diện Sở Y tế Hà Nội thông tin, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, thành phố có 14 quận nằm trong mức báo động đỏ tại bao gồm: Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thường Tín và Hoàn Kiếm… Trong tuần vừa qua, số trường hợp mắc mới bệnh không tăng cao như các tuần trước do có sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, thời gian tới công tác phòng chống dịch sẽ khả quan hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, hiện tại dịch bệnh đang có xu hướng tăng nhanh trong mỗi tuần. Đây là loại bệnh đặc biệt nguy hiểm nên cần được giám sát chặt chẽ và xử lý phòng chống với sự chung tay của mỗi cá nhân, tập thể, cán bộ nhân viên y tế.

Thời gian qua, để đẩy mạnh công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, Hà Nội đã thành lập được 26.000 đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết (mỗi đội từ 2-3 người) và 4.000 tổ giám sát phòng chống dịch sốt xuất huyết (mỗi tổ 2 người). Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng của đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết, Bộ Y tế quyết định điều động nhóm 90 tình nguyện viên tham gia vào công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội gồm có 70 sinh viên của Trường Đại học Y và 20 sinh viên của Trường Đại học y tế công cộng.

Đại diện Bộ Y tế công bố kế hoạch hoạt động nhóm tình nguyện tham gia chống dịch sốt xuất huyết trong hai tuần kể từ ngày 22/8-4/9. Các nhóm tình nguyện có nhiệm vụ giám sát, đánh giá hoạt động diệt bọ gậy của các đội xung kích diệt bọ gậy và phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc của đội xung kích cho trưởng đoàn giám sát để có kế hoạch xử lý kịp thời.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc sinh viên các trường y tế tham gia vào công tác giám sát này là rất quan trọng. Các bạn là những người có kiến thức về ngành y, đã được học và trải qua các giờ giảng thực tiễn nên sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác phòng chống dịch.

Tăng cường chống dịch

Mới đây, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại huyện Thanh Oai, địa bàn có số người mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực ngoại thành. Tại Cty CP Long Mã - Cụm công nghiệp Thanh Oai, Chủ tịch HĐND thành phố đã trò chuyện và nhắc nhở các công nhân, chủ cơ sở cần giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở, thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của huyện Thanh Oai, tất cả 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn đều đã có bệnh nhân sốt xuất huyết với 649 ca sốt xuất huyết được ghi nhận, 58 ổ bệnh, tăng cao so với cùng kỳ năm trước; trong đó, bệnh nhân tập trung nhiều tại các xã Bích Hòa, Cự Khê, Dân Hòa, Bình Minh. Hiện vẫn còn 162/648 bệnh nhân đang điều trị, 17/58 ổ bệnh đang hoạt động.

Huyện Thanh Oai đã huy động sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị và người dân tham gia chống bệnh; triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, diệt bọ gậy; thành lập các đội xung kích thường xuyên đôn đốc và giám sát việc diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết. Hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, tăng cường đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và động viên người dân tham gia tích cực vào hoạt động phòng chống bệnh. Kỹ năng giám sát và xử lý dịch bệnh của cán bộ y tế được nâng lên, các ổ bệnh sốt xuất huyết được điều tra dịch tễ, bao vây khoanh vùng xử lý tốt.

Tuy vậy, hiện nay công tác phòng chống bệnh trên địa bàn huyện Thanh Oai còn gặp một số khó khăn do nhân lực y tế ít, nhiều ca bệnh, ổ bệnh xuất hiện cùng thời gian nên công tác điều tra bệnh nhân, côn trùng, xử lý và thu dung, điều trị bệnh nhân gặp khó khăn. Ngoài ra, nhiều địa phương có làng nghề truyền thống như làm lồng chim tại xã Dân Hòa; làm miến, tương tại xã Cự Khê có nhiều phế thải đọng nước tạo thành các ổ bọ gậy; người dân chưa hoàn toàn phối hợp và chủ động trong việc xử lý môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi.

Bên cạnh đó, thời tiết đang thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Sự tham gia giao lưu buôn bán và làm việc của người dân tới các quận nội thành, nơi có số ca sốt xuất huyết cao khiến bệnh tiếp tục gia tăng trên địa bàn. Trên thực tế, số bệnh nhân sốt xuất huyết còn cao hơn số liệu trong báo cáo do người dân tự điều trị tại cộng đồng và phòng khám đa khoa khu vực. Nhân lực cán bộ dập bệnh được tăng cường tối đa nhưng đã có những cán bộ y tế mắc sốt xuất huyết trong khi nguy cơ bệnh vẫn tăng cao.

Gần đây, số lượng bệnh nhân chững lại, bước đầu giảm dần nhưng diễn biến còn phức tạp, trọng tâm dịch trong tháng 9-10, có thể kéo dài đến tháng 12. Thành phố đã yêu cầu các quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống bệnh, lấy xã, phường, thị trấn làm đơn vị giám sát; người dân là lực lượng nòng cốt và phát huy vai trò giám sát của tổ xung kích; huy động người dân tích cực tham gia phòng bệnh sốt xuất huyết và sẽ thực hiện cưỡng chế nếu người dân không tự giác thực hiện. Biện pháp căn bản là phải thực hiện vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Các xã, thị trấn củng cố lại đội xung kích, xây dựng kế hoạch diệt bọ gậy tại gia đình, khu vực công cộng; thực hiện phun thuốc diệt muỗi toàn diện và trọng điểm...

Sau khi kiểm tra thực tế tại địa bàn điểm nóng của bệnh sốt xuất huyết, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu lãnh đạo huyện tiếp tục huy động hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung quyết liệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể, nêu cao vai trò trách nhiệm của các cấp lãnh đạo để triển khai hiệu quả công tác phòng chống bệnh. Dự báo, bệnh sẽ còn phát triển trong tháng 9-10 và khả năng kéo dài đến tháng 12 nên cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai các hoạt động dập bệnh; tăng cường kiểm tra, xem xét trách nhiệm đối với lãnh đạo quận, huyện nếu để bệnh tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, các đơn vị sử dụng hiệu quả trang thiết bị, hóa chất phục vụ phòng chống bệnh, không để thiếu nhưng cũng tránh lãng phí; điều tiết nhân lực, tập trung cho những khu vực trọng điểm bệnh sốt xuất huyết như huyện Thanh Oai và 12 khu vực báo động đỏ trên địa bàn thành phố để dập tắt bệnh sốt xuất huyết trong thời gian sớm nhất

Hoàng Hương (tổng hợp)

Tin liên quan

Đọc thêm

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại Tin Y tế

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

TTTĐ - Ngày 27/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030.
"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược Tin Y tế

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

TTTĐ - Ngày 27/6/2025, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị đối thoại về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương chủ trì hội nghị.
Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 27/6, Bệnh viện Nam Thăng Long tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử Sức khỏe

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 26/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững Tin Y tế

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, nơi mà chất lượng, minh bạch và sự bền vững trở thành tiêu chí sống còn, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) khẳng định vị thế tiên phong với chiến lược phát triển vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO – "trái tim xanh" của chuỗi giá trị sản phẩm Đông dược hiện đại.
Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

TTTĐ - Hội Ung thư Việt Nam và một số bệnh viện đã ký kết biên bản ghi nhớ với Pfizer Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư.
Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT Sức khỏe

Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Tiếp tục đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở Y tế đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chức năng của Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Trung tâm cấp cứu 115, các trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã; bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc Sở Y tế để đảm bảo đáp ứng toàn diện về công tác y tế.
Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực? Tin Y tế

Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực?

TTTĐ - Chiều cao người Việt đã tăng sau một thập kỷ nhưng vẫn xếp ở nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Nguyên nhân không nằm ở gen di truyền mà đến từ lỗ hổng trong cách nuôi dưỡng trẻ từ nhỏ: Thiếu vi chất, lựa chọn sản phẩm cảm tính và sự buông lỏng trong việc kiểm soát chất lượng.
Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng” Tin Y tế

Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”

TTTĐ - Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế). Hai đơn vị phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất trên toàn hệ thống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đang tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Đồng thời, Sở luôn ghi nhận thông tin phản ánh từ báo chí và sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh.
Xem thêm