Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao
Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đã qua "đỉnh" Hà Nội ghi nhận 671 trường hợp sốt xuất huyết Hà Nội đã qua đỉnh dịch sốt xuất huyết Hà Nội: Số mắc sốt xuất huyết tiếp tục giảm |
CDC Hà Nội cũng cho biết, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay gồm: Đống Đa 81 ca, Hà Đông 58 ca, Hoàng Mai 43 ca, Hai Bà Trưng 32 ca…
Dự báo, thời gian tới có thể vẫn sẽ ghi nhận bệnh nhân sốt xuất huyết, do đó, người dân không được chủ quan.
Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10. Đỉnh điểm của dịch bệnh này có thể xảy ra vào tháng 10, 11. Những năm gần đây, bệnh xuất hiện từ rất sớm, ngay từ đầu năm.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue có trong muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác qua vết cắn của muỗi; có 4 type huyết thanh là D1, 2, 3 và 4. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày.
Diễn biến lâm sàng trải qua 3 giai đoạn: Từ ngày thứ 1 đến ngày 3 là giai đoạn sốt, ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm, từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 là giai đoạn hồi phục.
Trong đó, có 2 cơ chế bệnh sinh có thể dẫn đến nguy hiểm. Thứ nhất virus khi tấn công vào cơ thể sẽ ức chế tủy xương gây hạ tiểu cầu, từ đó sẽ dẫn đến xuất huyết.
Thứ hai, virus làm tổn thương thành mao mạch, gây tăng tính thấm làm thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch, hậu quả cô đặc máu, từ đó bệnh nhân có thể sốc do giảm thể tích tuần hoàn.
Hạ tiểu cầu sau một thời gian thì tiểu cầu sẽ lên, nhưng điều trị sốc giảm thể tích do cô đặc máu rất khó chữa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, nhiều người dân chủ quan, nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện.
Thực tế, nhiều trường hợp sốt, dù chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng bị cô đặc máu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn, thậm chí tử vong.
Khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.