Tag

Sốt mò ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây biến chứng

Tin Y tế 25/04/2024 10:00
aa
TTTĐ - Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) đã tiếp nhận bệnh nhân nữ L.T.Q (71 tuổi, Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán: Sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bệnh nhân 75 tuổi bị mò đốt dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết Biến chứng sau cơn sốt, một bé gái 3 tuổi phải cắt bỏ tứ chi Sốt dài ngày, bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm Phòng bệnh truyền nhiễm dịp Đông Xuân

Theo thông tin bệnh nhân cung cấp, bệnh nhân sinh sống ở vùng quê có nhiều cây cối rậm rạp, thường làm việc nhà nông ở khu vực bãi bồi.

7 ngày trước vào viện, bệnh nhân bỗng có dấu hiệu sốt cao liên tục kèm cơn rét run, nhiệt độ cao nhất là 39 độ C kèm đau đầu, đau mỏi toàn thân. Bệnh nhân có dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt tự mua ở quầy thuốc địa phương (không rõ thuốc) nhưng tình trạng bệnh không đỡ.

Sốt mò ở người bệnh ĐTĐ: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm
Nốt loét khi bệnh nhân khi nhập viện (trái) và vết nốt loét sau điều trị 5 ngày. Ảnh BVCC

Do thấy cơ thể mệt, đau đầu nhiều nên bệnh nhân đã tới khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và được nhập viện vào khoa Bệnh nhiệt đới để điều trị.

BSCK II Bùi Thị Tuyết Mai, khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết: Tình trạng lúc vào người bệnh mệt nhiều, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng, mất nước, sốt cao liên tục 38 - 39,5 độ C.

Bệnh nhân xuất hiện nốt loét điển hình ở vùng cẳng tay trái gần nếp gấp khuỷu, kích thước khoảng 1cm, hình bầu dục, trung tâm có vảy đen, viền đỏ, nổi gờ trên bề mặt da, không đau, không ngứa.

Bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm cần thiết và được chẩn đoán xác định: Sốt mò, hạ natri máu, suy giáp…

Ngay sau đó, bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị sốt mò, bù nước điện giải, bảo vệ tế bào gan, bù hormone tuyến giáp cùng các triệu chứng kèm theo.

BSCKII. Bùi Thị Tuyết Mai thăm khám cho người bệnh.
BSCKII Bùi Thị Tuyết Mai, khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) thăm khám cho người bệnh

Theo BS Tuyết Mai, người bệnh sốt mò thường có các triệu chứng: Sốt cao liên tục và kéo dài, đau đầu nhiều, da xung huyết, xung huyết kết mạc mắt, có thể có vết loét và có viêm hạch.

Vết loét điển hình của sốt mò thường có hình bầu dục, kích thước từ: 0,5 - 2 cm, có vẩy đen hoặc đã bong vẩy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch. Vết loét thường không đau, không ngứa và khu trú ở những vùng da mềm như: Cổ, nách, ngực, bụng, bẹn… nên người bệnh cũng không biết đến.

Bệnh thường hay được chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh như cúm, sốt rét, sốt Dengue xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết, Leptospirose…

Bệnh nhân cần được điều trị sớm và tích cực để tránh các biến chứng nguy hiểm như: Viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, viêm tắc động tĩnh mạch, trụy tim mạch, viêm phổi bội nhiễm, phù phổi, viêm thận, suy đa tạng... thậm chí tử vong.

Hiện tại, sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, cắt sốt, đỡ đau đầu đau người nốt loét đóng vảy tiết khô, hết nề đỏ.

BS Tuyết Mai khuyến cáo, đến nay, bệnh sốt mò chưa có vắc xin dự phòng. Vì vậy, người dân nên xử lý ổ lây nhiễm thông qua việc phát quang khu vực xung quanh nhà ở, dọn dẹp sạch cỏ dại, cây cối um tùm cũng như diệt chuột, các loài gặm nhấm.

Khi đi tham quan hay làm việc gần khu vực ổ dịch hay đi vào rừng, vào hang, làm nương rẫy, mọi người chú ý không nằm dưới đất mà nên nằm trên võng cao; nên mặc quần áo kín đáo, đi giầy cao cổ, bôi thuốc xua đuổi côn trùng vào các khoảng da trống…

BS Tuyết Mai cũng nhấn mạnh, ở những đối tượng đặc biệt hoặc có sẵn bệnh nền như mắc các bệnh lý nội tiết đái tháo đường, suy thượng thận… người bệnh tuổi cao mắc nhiều bệnh phức tạp, miễn dịch suy giảm, việc chẩn đoán và điều trị sốt mò gặp nhiều khó khăn.

Nhiều trường hợp biểu hiện bệnh không điển hình, không tìm thấy nốt loét trên da; lúc này thường dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh truyền nhiễm khác.

Vì vậy, việc tiếp cận chẩn đoán ban đầu và điều trị đúng cách là hết sức quan trọng, đặc biệt là những bệnh nhân có tình trạng sốt kéo dài từ 1-2 tuần dù đã được điều trị nhưng không thuyên giảm và chưa tìm được nguyên nhân thì cần nghĩ đến bệnh sốt mò.

Theo khuyến cáo của các chuyên khoa, sốt mò cần được điều trị sớm và đúng phác đồ, nhất là đối với những người có mắc các bệnh lý nền kèm theo để tránh gây ra những biến chứng cấp tính, nguy hiểm.

Người bệnh khi thấy các dấu hiệu bất thường cần được đưa tới các cơ sở y tế ngay, tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đọc thêm

Giữ lại tay cho bệnh nhân ung thư hiếm gặp Tin Y tế

Giữ lại tay cho bệnh nhân ung thư hiếm gặp

TTTĐ - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công giữ lại cổ bàn tay cho bệnh nhân ung thư hiếm gặp.
Tổ hợp Y tế Phương Đông ghi dấu ấn với mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện Tin Y tế

Tổ hợp Y tế Phương Đông ghi dấu ấn với mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện

TTTĐ - Tham dự Hội thảo quốc tế về Y học cổ truyền với vai trò Nhà tài trợ Kim cương, Tổ hợp Y tế Phương Đông đã ghi dấu ấn với mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện, kết hợp giữa y học cổ truyền, y tế hiện đại và nghệ thuật nghỉ dưỡng Nhật Bản, mở ra xu hướng chăm sóc sức khỏe mới, đặc biệt cho người cao tuổi và bệnh nhân cần nghỉ dưỡng sau điều trị.
Các bệnh viện tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19 Tin Y tế

Các bệnh viện tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19.
Không chủ quan với các ổ dịch sốt xuất huyết cũ Tin Y tế

Không chủ quan với các ổ dịch sốt xuất huyết cũ

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), Hà Nội ghi nhận 12 ca mắc sốt xuất huyết, không có tử vong; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc Tin Y tế

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, việc phát triển nền y dược cổ truyền trở thành một ngành khoa học mạnh ở nước ta là một hướng đi đúng, quan trọng và cấp thiết, không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai Tin Y tế

Tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản 2258/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025.
Chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả Nhịp sống phương Nam

Chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả

TTTĐ - Qua kiểm tra, rà soát, cùng phản ánh của người dân, cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả trên địa bàn. Sở Y tế đã lập hồ sơ chuyển Công an thành phố xử lý.
Chủng ngừa người lớn: Hướng đi bền vững trong kỷ nguyên già hóa dân số Tin Y tế

Chủng ngừa người lớn: Hướng đi bền vững trong kỷ nguyên già hóa dân số

TTTĐ - Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM vừa phối hợp cùng Sở Y tế TP HCM tổ chức buổi thảo luận về "Chủng ngừa vắc xin cho người lớn trong kỷ nguyên già hóa dân số" cùng với sự đồng hành của GSK Việt Nam.
Phối hợp xác minh đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả Tin Y tế

Phối hợp xác minh đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, liên quan đến thông tin đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả vừa được phát hiện, Cục đang phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội cung cấp thông tin các sản phẩm công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty nói trên để phục vụ công tác điều tra nhằm xác minh, làm rõ các sản phẩm bị thu giữ.
Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ Tin Y tế

Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Công văn 2908/BYT-PB tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ em đợt 1 năm 2025.
Xem thêm