Tag

Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong xu hướng công nghiệp hóa

Môi trường 21/07/2020 10:52
aa
TTTĐ - Tài nguyên đất của Việt Nam đang có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và quá trình sử dụng đất của con người. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi. Quản lý và bảo vệ tài nguyên đất đang là vấn đề cần quan tâm trong xu hướng công nghiệp hoá

Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong xu hướng công nghiệp hóa

Môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Bài liên quan

Tổng cục Quản lý đất đai cần kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp

Việc hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật đất đai mang ý nghĩa then chốt

Những kỳ vọng về Luật Đất đai sửa đổi

Xử lý vi phạm đất đai ở Phú Quốc: Trả lại môi trường đầu tư ổn định cho “đảo ngọc”

Gia Lai: Chủ tịch xã bị cách chức vì sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Bình Dương kết luận thanh tra hàng loạt dự án bất động sản, nhà ở

Môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Theo thống kê cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là trên 33 triệu hecta: Trong đó đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 26,1 triệu hecta; Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 3,7 triệu hecta; 3,3 triệu hecta còn lại là tổng diện tích đất chưa được đưa vào sử dụng.

Đáng lo ngại phần lớn số diện tích chưa được sử dụng đều đã và đang bị suy thoái, hoang mạc hóa hoặc bị mất giá trị sử dụng do không được khai thác hợp lý. Không ít diện tích đất thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng trước xu hướng gia tăng dân số và phát triển đô thị, công nghiệp.

Trên thực tế, dù đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hay phi nông nghiệp thì đều bị ô nhiễm ở mức độ nhất định. Nếu như trong nông nghiệp, việc sử dụng không hợp lý lượng phân bón hóa học hoặc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí thì trong hoạt động công nghiệp, xây dựng và dân sinh, mức độ ô nhiễm nhiều khi còn đáng lo ngại hơn.

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường), mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng.

Ô nhiễm đất còn ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái. Chất gây ô nhiễm thường làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, gây giảm năng suất cây trồng. Đất bị ô nhiễm, cây cối kém phát triển nên việc bảo vệ đất tránh xói mòn bị hạn chế.

Ô nhiễm đất không chỉ tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật. Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người.

Phần lớn ô nhiễm đất là do các hoạt động của con người. Các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, luyện kim, sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón dùng trong nông nghiệp, khói xe, các dẫn xuất dầu được thải vào môi trường hoặc phá vỡ nó,... đều góp phần dẫn tới ô nhiễm đất.

Ngoài ra, các “chất gây ô nhiễm mới nổi" cũng là một nguồn đáng quan tâm. Chúng bao gồm dược phẩm, chất gây rối loạn nội tiết, các loại chất kích thích và các chất gây ô nhiễm sinh học, chất thải thiết bị điện tử và chất dẻo được sử dụng trong hầu hết mọi hoạt động của con người.

Xử lý ô nhiễm môi trường đất

Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường đất và những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất đem lại.

Nhiều năm qua, nước ta đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách bảo vệ môi trường đất thông qua các kế hoạch hành động và biện pháp phục hồi, xử lý. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện các chính sách này vẫn chưa cao do gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý và phân bổ nguồn tài chính.

Để thúc đẩy hoạt động xử lý ô nhiễm tại Việt Nam, chúng ta cần đầu tư hơn nữa nguồn kinh phí cho công tác này. Đồng thời, đẩy mạnh nhiệm vụ quản lý các điểm ô nhiễm tồn lưu trong đất và nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm đất đạt hiệu quả.

Đề cập đến vấn đề quản lý tài nguyên đất, Bộ trưởng Bộ Tài nguyện & Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, trước các vấn đề vướng mắc, khó khăn về đất đai, Chính phủ, Bộ Tài nguyện & Môi trường đã trình sửa một số điều của Luật Đất đai. Đến nay hầu hết các vấn đề khó khăn, vướng mắc đã được tiếp thu, sửa đổi trong các Luật như Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và trong 2 Nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt, là Nghị quyết 60 liên quan đến quản lý đất đai trong các lĩnh vực cổ phần hoá và 10 nghị định của Chính phủ để thực hiện triển khai việc tổ chức triển khai Luật đất đai năm 2013.

Bộ Chính trị đã có Kết luận 36 khẳng định phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi toàn diện cơ chế chính sách, pháp luật về đất đai. Việc sửa đổi liên quan đến nhiều đối tượng nên phải làm hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện từ vấn đề lý luận cho đến thực tiễn.

Cũng theo Bộ trưởng, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này nhằm mục tiêu đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành và thể chế hoá toàn bộ quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị qua Kết luận 65 khi sơ kết Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên môi trường. Kết luận đã khẳng định: Đầu tư chính sách, chương trình, dự án và đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển, không hi sinh môi trường.

“Chúng ta phải thực sự lấy môi trường là mục tiêu phát triển. Quan điểm này đã được thể hiện trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Như tinh thần “chống dịch như chống giặc” như vừa qua, chúng ta phải có quan điểm “chống ô nhiễm môi trường như chống giặc”, bảo đảm cuộc sống và sức khoẻ nhân dân.

Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Xem thêm